Friday, October 13, 2017

Van Mong Nguyen: Cuộc Sống

Van Mong Nguyen

Trên đường đi về nhà , Ông Khải cảm thấy tâm trạng Mình thật vui và sự phấn khởi tràn trề . Sáng khi lể xong ra ngoài Nhà Thờ Ông Tân đợi rủ ăn phở , tiệm quen nên vào ghế ngồi không cần gọi , tô phở bò tái nạm , ngon miệng , thỉnh thoảng Ông và Ông Tân đôi bạn già hay đi ăn phở chung vui cảnh nhàn . Hai người bạn già thâm giao vừa ăn vừa kháo đủ chuyên trên cỏi đời , không biết nghĩ sao , hôm nay Ông Tân đốc xúi chuyện mà tâm trí Ông Khải đang suy tính lưỡng lự .
- Theo như Tôi nghĩ , Anh nên nói Con Gái bảo lảnh Vợ Chồng Anh qua Nhật , mấy đứa con ở đây cũng yên bề nhà cửa , tuổi Anh giờ 65 thì qua đó sẻ có tiền già tháng ít nhiều , Chị còn khoẻ cũng có thể lo chuyện nhà , chăm sóc các cháu cho con Vân đở vất vả phần nào ! Thỉnh thoảng nhớ quê lại về thăm .
- Điều Anh nói , Tôi cũng có nghĩ tới , những năm trước , Con Vân cũng muốn bảo lảnh Hai Vợ Chồng đi , nhưng nghĩ già qua đó làm được gì ? Làm phiền Con cái nên nghĩ ngợi . Còn như tiền già thì nghe Mỷ , ÚC có , không biết Nhật như thế nào ?
Tiếng Ông Tân tỏ rỏ sự hiểu biết , khẳng định .
- Mỷ Úc có thì Nhật cũng phải có , nước giàu mà . Giờ Anh ở đây có làm gì đâu . Bệnh hoạn thuốc men bấp bênh , có khi qua đó con cái lại yên tâm . 
Được lời động viên của Ông Tân , Ông Khải thêm chắc ý .
- Để Tôi về bàn với Bà nhà Tôi một tiếng , có thể sẻ như vậy .
Chia tay mỗi người mỗi ngả ra về , vui tình hợp ý . Nhớ tới Vợ Chồng Con Gái , từ khi sống định cư ở Nhật , nhiều năm đùm bọc gia đình , gởi tiền về làm nhà cho Anh lớn , sửa nhà cho Em gái và mới làm nhà cho thằng Em Út , căn nhà mà ông bà đang ở , hiện tại để nuôi cha mẹ , mỗi tháng đều đặn gởi về 3 man , đời sống của ông bà tạm ồn , nuôi thêm con gà , trồng vài luống rau . Tới nhà thấy Bà Khải ngồi nhìn ra , cười hiền .
- Hình như có chuyện gì làm cho Ông vui phải không ?
Vợ Chồng một lòng , thực tế nói bàn chứ chưa bao giờ Bà Khải trái ý chồng , đảm đang , vuông tròn .
- Bà nghĩ sao ! Tôi muốn nói Con Vân bảo lảnh Vợ Chồng Mình qua Nhật sống .
Bà Khải nghe , hỏi cho có hỏi .
- Được không Ông ? Nếu có ý như vậy , thì ông nói chuyện với Vợ Chồng con Vân thử coi .
- Bà đồng ý thì Tôi sẻ nói chuyện , Con Hải đâu không thấy ?
Hải là Vợ thằng Hùng , con trai Út của ông bà , mới cưới nhau cũng gần năm , cùng sống chung với cha mẹ chồng . 
- Nó mới tưới mấy luống rau với Tôi xong , đang ở nhà sau , để Tôi kêu .
Hải tươi cười vui vẻ chào Ông Khải .
- Ba gọi Con , có gì không Ba .
- Con mở máy nói Chị Vân , Ba muốn nói chuyện .
Hải nhanh nhẹn bấm gọi , tiếng nối mạng .
- Chị đây Hải , có gì không Em ?
- Dạ . Em thì không , nhưng Ba có , Chị nói chuyện với Ba nhé .
Cha con thấy nhau , Ông Khải mở lời .
- Vợ Chồng con và 2 đứa Cháu của Ba khoẻ không ?
- Dạ . Cám ơn Ba , cả nhà Con khoẻ , Ba Mẹ khoẻ không ? Được Ba hỏi thăm Con cũng vui . Tụi Con và mấy đứa nhớ Ba Mẹ và ông bà lắm .
- Ba Mẹ cũng nhớ Gia Đình Con , thằng Thành không có nhà hả Vân ! Hôm nay Chủ Nhật Nó không nghỉ sao ?
Tiếng cười dòn dả của con gái .
- Dạ . Anh Thành nghỉ , nhưng đi tới nhà thờ phụ công việc vì có Cha Việt Nam tới dâng lể , con cũng đang chuẩn bị đi .
- Vậy Ba nói với Con , rồi con nói lại cũng được .
- Dạ . Con nghe , mà chuyện gì vậy Ba ?
Ông Khải nói chậm , thân tình .
- Ba Mẹ muốn Vợ Chồng Con bảo lảnh cho Ba Mẹ qua Nhật .
Như có sự bất ngờ tạo sửng sốt .
- Ba Mẹ tính qua đây sống luôn với Gia Đình con .
- Đúng rồi , Con bàn với Thằng Thành rồi tối nay liên lạc trả lời cho Ba .
Ông Khải đưa máy cho Hải , nhìn Bà Khải mỉn cười , bên kia Vân tắt máy lúng túng , chuyện lớn tới rồi .

Cầm điện thoại trên tay , Vân quay cuồng đầu óc , Con cái nào không muốn gần gủi Cha Mẹ sớm hôm , nhưng điều kiện hiện nay , những số tiền chưa thanh toán xong , mấy tháng nữa thằng Con đầu lại vào đại học , không nể cũng phải thương Chồng , tiền bạc cứ dồn về bên mình , mông lung quá , thôi cứ nói với Chồng , nếu Anh không có ý thì cũng vui bằng lòng , tới giờ phải đi rồi . Hôm nay nơi vùng này có Cha mới về thăm , chỉ hơn chục gia đình Công Giáo , đầu tháng đi Tokyo dự lể Việt Nam , lên xe buýt , đổi tàu điện vài lần , mỗi tuần thì cứ Nhà Thờ Nhật ở gần , xa quê nên cư xử trong tình thân , tới với sự yêu thương , nhân dịp Cha về lể dâng lể vui mừng , nên bà con bàn nhau trách nhiệm tuỳ lòng , tài ai nấy trổ , mở những gian hàng bán thức ăn , bánh xèo . chả giò , bánh mì thịt , phở , vừa vui ăn ngon , hát cho thêm yêu đời , vật phẩm tự ứng , trừ chi phí . Mỗi người bằng tấm lòng , nên tuy ít người vẫn duy trì những Quỷ cấp học bổng mỗi năm cho học sinh nghèo , mỗi vùng vài chục gia đình Công giáo . Quý Cha có công việc mục vụ của mình , khó thăm vào ngày Chủ Nhật , tới ngày thường thì con cái đi làm , nên hôm nay Ai cũng nổ lực phấn khởi , đậu xe , vào tới sân nhà thờ thấy Chồng đang nhìn cười .
- Bàn Em và Cô Nga làm bánh xèo Anh chuẩn bị rồi , Em gặp Cô Nga rồi lể xong làm bán được .
Vân nhìn Chồng âu yếm , chuyện nhỏ chuyện to gì Anh cũng chu đáo , chẳng phàn nàn .Thánh lể sốt sắng , cầu nguyên cho Quê hương , dân tộc , chúng con nhớ về những ân tình nơi quê nhà . Cha mới chịu chức thuộc Dòng Tên nên giảng thật hay , xưng Con ngọt ngào : Những năm tu học nhiều khi cũng ngả lòng , ơn Chúa giúp và những lời cầu nguyện của tất cả . mỗi lần gặp người đồng hương thấy ấm tình nâng đở , cảm ơn Chúa , cám ơn Bà Con . Chúng Ta trao cho nhau tình yêu thương . Tiếng chào , câu mời , thôi đủ giọng cười , trăm hoa đua sắc , những tà áo dài xinh đẹp . Các ông phởn phơ , ngày của riêng mình , 1,2,3 uống . Những số tiền thu được , sẻ trừ chi phí và tiền quà cho nhà thờ , gởi tiền di chuyển cho Cha , còn lại gởi về quỷ giúp trẻ em bất hạnh của Giáo Đoàn , niềm vui luôn tự nhiên trọn vẹn . Những cái bánh cuối cùng cũng bán hết , vân thấy Chồng đi tới .
- Nếu không có gì nữa . Em cứ về trước , Anh ở lại thu dọn với Anh Em rồi sẻ về , chiều 2 đứa nhỏ ở nhà ăn cơm .
Về nhà ngồi hồi hộp đợi Chồng , thời gian trôi qua thật chậm , đi làm mà giờ dài như thế này Ai chịu nổi . Thành tươi tỉnh ngồi xuống ghế , Vân tới tủ lạnh mở lấy lon bia , trên đó Anh không uống được vì phải lái xe trả bàn ghế , hay dưa người . Ở Nhật đã có uống thì không lái xe , Cảnh sát ít khi chận hỏi giấy tờ , nhưng xảy ra chuyện thì tai hại , bằng lái bị tịch thu không có lý do nào nói được . Ngần ngại rồi cũng phải nói .
- Em có chuyện muốn nói , Anh thấy không được thì cũng vui , nhiều chuyên quá nên Anh hiểu cho Em .
Thành uống hớp bia xong , Vân nhẹ người khi Chồng cười .
- Chuyện nhà ở Viêt Nam phải không ! Em cứ nói .
- Dạ . Hồi sáng Ba có nói muốn Vợ Chồng mình bảo lảnh Ba Mẹ qua ở bên này , tiền bạc trong nhà không có nên Em lo lắm . Theo Anh thì như thế nào ? Ba nói hỏi Anh rồi tối trả lời .
Một thoáng suy nghĩ như tính toán .
- Bây giờ Mình có giải thích như thế nào thì Ba Mẹ cũng không hiểu , Ba đã có ý như vậy thì Vợ Chồng Mình sẻ bảo lảnh , cứ bằng lòng , biết đâu Ba Mẹ qua đây lại hay . Mình có điều kiện , con bảo lảnh Cha Mẹ dể , nên về thủ tục không lo . Giấy tờ đủ , Chiều ăn cơm sẻ cho 2 đứa nhỏ biết , tiền thì có thể mượn ngân hàng được , còn mượn Anh Em mỗi người một ít , nước tới đắp bờ , dâng lên Chúa và vui là tốt , Em như thế nào ?
Vân bật tiếng cười ngẩn ngơ , hoá ra với Chồng Mình chuyện thật đơn giản , bên nhau buổi chiều êm đềm .



Thấy Chồng đứng lên bỏ lon bia không vào bịt rác lon , nơi mà tới rác cũng nhiêu khê , Vân biết thói quen của Chồng , sẻ nằm nghỉ một lúc , Vân ngồi nhớ tới những năm tháng đã qua , vất vả bước đầu xứ lạ , những không biết phải học , Vợ Chồng yêu thương , con cái ngoan hiền , trong nhà nói với nhau bằng tiếng Việt , Tối đúng 9 giờ đọc kinh chung Gia Đình , đọc bài Phúc Âm ngày hôm đó , thành viên của Giáo Xứ Nhật . Quan niệm của Chồng Vân theo vì hợp ý : Ai cũng có sự khôn ngoan trong đời sống , Ai cũng tốt và mình vui với Ai mừng vui . Cảm tạ ơn Chúa trong mọi sự . Tiếng chào của Thuỳ , đứa Con Gái thứ hai .
- Thưa Mẹ Con đi học về , Ba chưa về hả Mẹ ?
- Ba mới vào phòng nghỉ , thương Ba vậy , thay quấn áo rồi phụ Mẹ nấu ăn chiều .
Hôm nay Chủ Nhật nên Nó về sớm , đang lớp 10 , cứ lên Trung Học là ít khi có nhà , phải tham gia bộ môn nào đó , ngoài giờ học thì tập , có hội diễn là về chậm , buổi trưa ăn cơm ở trường , Tiểu học và tới Trung Học cấp 1 thì đóng tiền cơm do Hảng nấu cho Học sinh , từ lớp 10 thì mang theo phần ăn . Hai Mẹ con cùng làm , nồi canh bầu nấu tôm thơm bốc khói , trái bầu mua 500 ¥ tại nhà thờ của Bác Nhân trồng , chia cho Chị Nga một nữa , cá lờn bơn kho tiêu , và trứng trộn thịt hấp , thằng Thuận , con đầu cũng đã về tới , Nó đang học lớp 12 .
- Chào Mẹ Con mới về , Thuỳ giỏi nhỉ !
Vân nhìn con trai , lớn rồi , hai Mẹ Con nấu , hai Cha Con dọn bàn , bửa cơm thật đầm ấm , nhà có quy định , khi ăn không coi ti vi , điên thoại gác ống nghe không nhận , Vân mỉn cười nói .
- Ba Mẹ có ý đưa Ông Bà Ngoại qua cùng sống với Gia Đình Mình , hai đứa nghĩ như thế nào ?
Thằng Thuận vẻ hồ hởi .
- Con cũng muốn , sang năm Con học Đại Học hay chuyên môn nên ít về nhà , Ba thì đi làm về muộn , nên có Ông Bà sẻ vui .
Con Thuỳ cũng nhanh miệng .
- Như vậy tốt đó Ba Mẹ , Con không nghĩ tới chuyện Mẹ ở nhà một mình nữa .
Hai Vợ Chồng nhìn nhau , hai đứa Con ngoan .
- Bửa nay rửa chén để phần tụi Con , Ba Mẹ tính chuyện lo cho Ông Bà ., tụi Con giúp được gì Ba Mẹ cứ cho biết .
Ngồi với nhau , Chồng nói những điều cần , sẻ hỏi những người đã bảo lảnh Cha Mẹ , vậy là yên tâm .
- Giờ Em vào máy để Anh thưa chuyên với Ba , chắc đang chở .
Tiếng Ông Khải vui , khi thấy Vợ Chồng Con Gái theo ý mình .





Vẫn có sự hồi hộp khi nộp hồ sơ bảo lảnh tại Chi cục Sở Nhập Quốc , nhưng rồi do giấy tờ đầy đủ cũng xong , giờ cùng ngồi trên xe , Hai Vợ chồng vui , đi Gunma tắm suối nước nóng , sau đó sẻ thăm Gia Đình Anh Chị Đức . Hồi đầu nói tắm không mảnh vải trên người cũng ngại , ý mắc cở , dị gì đâu , nhưng khi làm việc bị đau nhức , mấy Người Nhật cùng Hảng động viên nên thử và thấy đừng để ý cũng không sao , ai sao mình vây , ngâm trong hồ nước suối khoáng nóng 40 độ thấy nhẹ người , nam nử riêng biệt , còn Vợ Chồng nếu thích vẫn thuê riêng nơi tắm chung , giá tiền mắc hơn , dặn hai đứa con ở nhà lo cho nhau , Ba Mẹ đi thư giản . Mới đám cưới được mấy tháng , Hai Vợ Chồng theo ghe người Bạn vượt biên , tuần lể lênh đênh trên biển , Tàu vớt đưa vào Nhật , xin đi đâu cũng không được , tuy Chồng Vân có Ba Mẹ Anh Em ở Mỷ , gởi giấy bảo lảnh cũng bị bác , lý do có Vợ . Đầu tiên nhập trại tạm thời Omura , chuẩn bị khám sức khoẻ , Nhật khôn , chia nhỏ về các nơi , sau đó Ai quyết định định cư ở Nhật thì chuyển tới Trung Tâm Xúc Tiến Định Cư Himeji . Người nào biết không thể đi nước thứ 3 được nhưng ý chần chừ sẻ tới Trung Tâm Cứu Viện Quốc Tề Shina gawa , học Nhật ngử , không đi được thì đành ở Nhật , có vài ưu tiên dành cho người Tỵ Nạn , như vào được nhà của Thành Phố không qua thủ tục nào , có thể làm thử Hảng thấy lương hay thích hợp mới đồng ý . Chồng Hảng chế tạo hàng điện tử , Vợ Hảng may đồ vét , ngu ngơ mỗi ngày , Vợ Chồng son , hai lương nên đời sống tạm ổn , Chồng rộng rải để Vân giúp gia đình mình , cũng cảm động .Một năm đi làm bằng xe đạp , cực thân , Chồng liều đi học bằng lái xe , nhìn đống chử phát rầu , may sao Anh chỉ thi một lần đậu , cầm bằng mới Vợ mừng , Chồng cười .
- Anh tính thi cả năm , giờ nói thi lại là chắc rớt , chử với nghĩa .
Có bằng mua xe cũng đi một mình , Chồng Hảng phía Đông , Vợ phía Tây , chỉ cùng đi lể hay đi chơi . Khi được đứa Con đầu , Vân bế Con về Việt Nam mấy tháng , học bằng lái qua đổi , lúc đó Vân đề nghị .
- Mình giao Con cho Ông Bà nuôi , tháng gởi tiền về , bên này nếu Em đi làm gởi nhà trẻ tiền cũng vậy mà cực . Nó sẻ giỏi tiếng Việt , lớn tới tuổi đi học Mình đưa qua .
Chông cười nhẹ giải thích .
- Đừng tính như vậy , Con là hồng ân Chúa ban , chăm sóc Con cái phải là niềm vui , Con cần ánh mắt yêu thương của Cha , hơi ấm của thân Mẹ , nếu có con mà sợ nuôi cực thì suy nghĩ nông cạn không có tình thương , còn tiếng Việt Nó sẻ quên , tiếng Nhật cần để học thì không biết , chưa dứt sửa ở với ông Bà , chưa đủ lớn về lại Ba Mẹ , Em thấy tàn nhẩn không ?
Biết Chồng nói phải Vân lặng im , sinh thêm đứa con gái thứ hai , thấy Chồng vất vả , Vân cảm nhận được tình Vợ Chồng , mỗi lần sinh tiền bệnh viện gần như Bảo Hiểm sức khoẻ trả đủ . Bệnh viện làm khai sinh , chỉ lên toà hành chánh nộp , rồi đăng ký cho Sở Nhập Quốc , Cha Mẹ Vĩnh Trú thì Con Vĩnh Trú . Tắm khoẻ xong , hai Vợ Chồng ăn cơm tại Suối nước nóng và nghỉ ngơi . Anh Chị Đức thật mừng khi Hai Vợ Chồng tới , quen khi ở Shinagawa , Anh Chị coi hai Vợ Chồng như Em , thân tình qua những buổi tối đọc kinh chung tại phòng Anh Chị . Đạo đức , hiền lành , không Con nên về Việt Nam nhận 2 đứa Con nuôi , giờ tụi Nó lớn , rất thương Anh Chị . Vui tình hội ngộ của những người Con xa quê , tiếng nói cười vang trong ánh nắng chiều .




 Cùng vào phòng với Vợ Chồng Anh Chị Đức , quen nhau từ lâu , tới lui thân tình Anh Em , đầm ấm , ngồi xong Anh Đức thăm hỏi .
- Cũng nhớ Vợ Chồng Chú Cô , mấy đứa nhỏ cứ nhắc chừng , nghe Cô Vân nói bảo lảnh Ông Bà qua , giờ như thế nào ?
Vân nhường lời cho Chồng .
- Hôm nay Tụi Em mới nộp hồ sơ xong , chờ ở Việt Nam gọi phỏng vấn là được Anh Chị , Nhật chỉ khoảng mấy tháng , có vấn đề cần bổ túc thì Họ liên lạc .
- Nếu khó khăn về tiền , Anh Chị giúp được , cứ nói nhé . Khi Hai Bác qua , nhớ cho Anh Chị biết để đi đón .
- Vợ Chồng Em tự lo hồ sơ nên chưa tốn kém gì , còn tiền vé Ba Mẹ , thì từ bây giờ mỗi tháng Tụi Em để dành riêng 1 man ¥ , nên chắc cũng đủ .
Chị Đức chen vào .
- Chị có biết mấy Gia Đình bảo lảnh Ba Mẹ qua , cứ có vấn đề lục đục , vài tháng sống không quen , con cái đi làm , cháu đi học , cả ngày quanh quẩn trong nhà , tuổi già buồn lại đòi về , rồi lại đòi qua , Chú Cô không sợ sao ?
Hai Vợ Chồng Vân nhìn nhau , vẫn tiếng Chồng ôn tồn .
- Vợ Chồng Em giờ chỉ theo ý Ba Mẹ , nếu qua và muốn về thì như một chuyến du lịch thăm Con Cháu , trường hợp Vợ Chồng Em đơn giản , mỗi tháng có gởi về cho Ông Bà 3 man ¥ , Ông Bà qua thì không gởi nữa , để riêng số tiền ra , ông Bà về lấy tiền đó mua vé , chỉ vậy thôi , miễn Ba Mẹ bằng lòng . 
Anh Chị Đức gật đầu , tiếng ồn ào bên ngoài , vợ chồng con Hạnh , con Ngân vui mừng .
- Tụi Cháu trông Chú Cô mãi .
Chồng Con Hạnh , thằng Minh cũng được Ba Mẹ Vợ thương , Con Hạnh , con gái lớn được Anh Chị nhận , đưa qua năm 15 tuổi , theo tuổi vào học lớp 9 , do cố gắng nên Trường chuyển thẳng diện ưu tiên lên lớp 10 , Xong lớp 12 xin đi làm , 5 năm dành tiền về Việt Nam tìm thằng Minh , thời nhỏ cùng sống trong Tổ Ấm , Anh Chị Đức về làm đám cưới , một mối tinh dể thương . Còn Con Ngân , con gái thứ hai , lấy thằng Thân , thằng này hơi bướng , thương Vợ theo tính cách Chồng Việt Nam , không cho Con Ngân đi làm , sau có 2 đứa Con Anh Chị Đức phải can thiệp . Anh Đức nóng , Nó cũng sợ .
- Một phần lương của Mày , hai đưa Con lo gì nổi , còn nữa , Vợ Mày không đi làm , thì làm sao gởi Con vào nhà trẻ đươc , Mà không đi nhà trẻ , làm sao tụi Nó biết tiếng Nhật để đi học sau này .
Có nhiều lần Anh Đức tâm sự .
- Chuyện nhà Tụi Nó , Anh cũng không muốn xen vào , nhưng không nói không được .
Tiếng khua dao động thớt trong bếp , Thằng Minh , thằng Thân dán mấy thùng giấy cạc tông xếp lại , trải tấm vải làm bàn , mấy bà đải bún bò giò heo , chả giò , thịt heo rừng nướng . Anh Chị Linh , bạn thân Anh Chị Đức tới cười vui . Gặp Anh Linh lần đầu cứ nhớ câu Anh nói .
- Nước Nhật phải cám ơn Mình , còn Mình không cần cám ơn nước Nhật .
Chưng hửng Anh này nói hay nhỉ .
- Anh lớn nói En nghe , chứ Mình tỵ nạn , nước Nhật nhận , cho Mình dịnh cư , thì Mình phải biết ơn chứ ! 
- Chú không hiểu , nước Nhật đâu muốn nhận Mình , bị thế giới ép phải nhân , và tất cả người tỵ nạn Mình đều ở tuổi đi làm , không tốn tiền gì mà có người làm việc , Ai cám ơn Ai .
Biết không cải được đành chỉ nhớ , tính Anh tốt và có lòng với mọi người . Bửa ăn ngon , sau đó hát karaoke , Chồng hát Vợ khen hay , con vổ tay , ấm cúng tình Gia Đình .



Sáng ngủ dậy , dâng ngày cho Chúa , xuống bếp Chị Đức cười chào , Chị đang đứng tráng bánh cuốn , Con Hạnh ngồi viên nhưng đậu xanh nấu xôi cúc , có Vân chị Đức nhường nồi hơi để Vân làm bánh lọc , thanh đạm mà ngon , trên bàn Anh Đức và Chồng đang ngồi uống cà phê , Thằng Minh cũng có mặt . Tối hát Nó tạo cho mọi Người sự bồi hồi xúc động với bài : Nó " Thằng Bé âm thầm đi vào ngỏ nhỏ , một chén cơm chiều nên lòng chưa no " vừa hát ánh mắt Nó nhìn Vợ âu yếm . Sống mồ côi , giờ chung hạnh phúc , hai Vợ Chông đi làm , nên mỗi tháng hai Vợ Chồng dành 5 man [ Man bằng vạn .10.000¥ ] để gởi về giúp Tổ ấm , nơi nuôi dưởng những trẻ Em bất hạnh , cũng đang tính bảo lảnh một hai Em qua . Anh Đức và Chồng Vân tình thân tri âm , không phân tuổi tác , một hạnh ngộ Chúa thương ban qua những buổi đọc kinh , tình bạn không mua không bán , quan trọng ở những thứ mình cho đi . Thằng Thân rón rén đi xuống bếp , thằng thích nấu ăn , con Hạnh cằn nhằn .
- Vợ chưa dậy à ! Đàn ông con trai , ở dưới bếp làm gì ? Lên nhà ngồi với Ba với Chú .
- Vợ Em dậy rồi , đang lo cho 2 đứa Con .
Thằng Thân đi lên , pha ly cà phê , khép nép ngồi , với Anh Đức , Nó vẫn áy náy chuyện chưa trả được số tiền mượn của Anh , không muốn Vợ bị người khác sai việc , thấy Con Ngân đi làm , đón con cực nhọc , Nó nảy sinh muốn mở tiệm ăn , thích nấu ăn và cũng tự tin tài của mình , không biết Nó giỏi nói cách gì mà Vợ Nó , cũng như Con Hạnh nhiệt tình ủng hộ , Chị Đức xuôi theo , sẳn dịp Anh Đức nghỉ Hảng có số tiền nhận được Nó mượn , Hai Vợ Chồng cùng hai con về Việt Nam thăm Bà Con Họ Hàng , mua sắm bàn ghế , vật dụng bếp và vật liệu trang trí . Tính toán đâu đó , mướn chổ mở tiệm ăn , Phở , bánh xèo , gỏi cuốn , khai trương tưng bừng , thân hửu Nhật Việt xôm tụ . Con Hạnh cũng xin tạm nghỉ Hảng mình làm , tha thướt trong áo dài đẹp xinh phụ bán , sau ngày khai trương , hai Vợ Chồng nhìn về một hướng , Con Hạnh ngồi ngó trần nhà , quán không có khách , Người Nhật không tới , người Việt không ai nghĩ đi tiệm ăn cái bánh xèo 600 ¥ , từng ngày chờ trong kỳ vọng , 3 tháng đóng cửa , Anh Đức xuề xoà thông cảm .
- Cũng là một bài học , số tiền coi như Ba Mẹ cho .
Bửa ăn sáng trong tình gia đình vui vẻ , con Hạnh lên tiếng .
- Sắp tới thằng Con của Con Nó 6 tuổi , vào lớp 1 , phải chuẩn bị như thế nào vậy Chú Thành ?
- Cũng không có gì phải lo , nhà trẻ sẻ nộp hồ sơ , khoản giữa tháng 1 thì sẻ nhận giấy thông báo của phòng giáo dục , chỉ định trường học gần khu vực nhà mình ở . Nhớ giữ tờ thông báo vì đó là giấy chứng nhận nhập học , nếu bỏ mất cũng không sao , ở Nhật họ dể , còn qua tháng 2 mà chưa thấy giấy thông báo thì hỏi Cô giáo nhà trẻ .
- Còn như sách vở thì mua ở đâu Chú ?
Vân thấy Chồng nhìn Anh Chị Đức cười .
- Sách vở không phải mua , từ lớp 1 tới lớp 9 , cưởng bách giáo dục nên chính phủ cấp , sẻ có đủ trên bàn của Nó , những thứ như giày , mủ thì chờ biết trường đã , có bán ở tiệm , còn bàn học thì Ông bà cho , cặp Chú Cô sẻ tặng , yên trí chưa , nói mỏi cả miệng .
Tất cả phì cười , Anh Chị Linh cũng vừa tới , ngày hôm nay sẻ cùng đi hành hương Akita , nơi có tượng Đức Mẹ khóc . Đường xa , tiện đâu ghé tiệm ăn đó , vào tiệm Nhật ăn giá cả rành mạch , lịch sự , không có lệ cho tiền thưởng . Kính viếng Đức Mẹ xong , sẻ chia tay , ai về nhà nấy . Ra xe nào Ta đi .


Những ngày chờ đợi cũng qua , hôm nay bếp nhà Vân rộn ràng tiếng nói cười của Chị Đức và Hạnh , Ba người đàn bà chuẩn bị cho buổi cơm tối , và những gì của ngày mai , đải những người quen thân tình , đón Ông Bà Khải từ Việt Nam qua Nhật sống , nhà trên Ba ông , Anh Đức , Anh Linh và Chồng Vân đang nói chuyện thế giới . Khi bước vào nhà , Anh Linh sởi lởi .
- Phải có Tôi cùng đi đón người mới vui .
Với Anh Linh thì quý ai luôn nhiệt tình , hơn 25 năm làm việc chưa một lần lảnh tiền thưởng , vài tháng bực bội , do cung kiểu nịnh trên nạt dưới của Người Nhật cùng làm , khinh thường đàn bà , cùng làm việc như nhau , lương đàn bà chỉ bằng 2/3 đàn ông , bất bình nổi nóng , Anh lời qua tiếng lại bỏ Hảng , kiếm Hảng khác làm , và đâu cũng vào đó , Chị Linh cứ lắc đầu , nói chuyện luôn với ý không hiểu .
- Đời sống cao , tự do , . xã hội tốt , tại sao Họ chịu như vậy ! 
Anh Linh không hiểu , Ai mà hiểu , tại đơn giản vì Mình có phải người Nhật đâu , gia đình phân tán , đơn thân đông , ly dị nhiều , tự kỷ , chuyện ai nấy biết . Ngày mai Anh cùng tới Phi Trường Narita để đón Ba Mẹ Vân , giấy báo chấp nhận và sẳn dịp thằng Thuận cũng thi xong , thủ tục nhập học hoàn tất . Nó cùng Em , con Thuỳ về thăm và đưa Ông Bà Khải đi cho yên tâm .Tiếng Con Hạnh khen ngợi .
- Con phục sự tính toán của Cô Chú , bình tỉnh và đâu ra đó .
Con Hạnh thương Cô Chú có mặt để phụ việc bếp núc , Chị Đức thêm lời hỏi .
- Ngày mai Cô Chú định thế nào ?
- Dạ . Sáng ở đây mình đi khoảng 6 giờ 30 phút . Phi Trường gần mất khoảng 30 phút , có 2 đứa con nên cũng không lo chuyện thủ tục ở phi trường , chắc cũng 9 giờ ra cổng , về đây ăn sáng , mình ăn bánh hỏi thịt heo quay . Việt Nam chậm hơn Nhật 2 giờ , nên với Ba Mẹ Em đang sớm .
Từ trong , Ông Bà Khải dáng khoẻ , vui đi bên 2 đứa cháu , hành lý hầu như không bị soát kỷ , ôm nhau mừng rở , tiếng chào , tay bắt , Ông Khải phấn khởi .
- Có đi , có biết , Vậy là Ba Mẹ toại nguyện .
Trên đường xe chạy về , Ông Khải trầm trồ .
- Người Nhật thật lịch sự , vui vẻ . Nước giàu có khác .
Vân nhìn Chồng ngồi lái xe , thầm cười : Mong Ba Mẹ luôn hài lòng . Tới nhà , có Anh Chị Đức và Anh Linh cùng tuổi , niềm nở chuyện trò , Ông Bà Khải cũng đở bở ngở , không khí thật vui nhộn . Riêng Vân , sẻ có những ngày sống cùng Cha Mẹ , ấm áp tình ruột thịt , yêu thương . 






Những ngày sau đó , Vân và Bà Khải đều hài lòng , Bà Khải vốn quen theo ý Chồng , thương Con Gái một mình từ lúc lấy chồng , ra đi sống xa , giờ gần gủi , cùng nấu những bửa cơm , Bà thích lắm , sáng Vân đi làm , cứ chiều Vân về đưa Mẹ đi siêu thị , Mẹ Con tíu tít , Bà Khải cứ trầm trồ chuyện giá cả mắc mỏ so với Việt Nam , nghe con gái nói , Bà Khải hiểu cuộc sống tha hương , tuy công việc ổn định , nhưng cũng phải có nhiều cố gắng . Ông Khải và Con Rể tâm đắc chuyện trò . Ông ớm thử .
- Như Ba thì khi nào có thể nhận được tiền già ! 
Chồng Vân ôn tồn giải thích .
- Nước Nhật không có quy chế tiền già thưa Ba , phần bảo hiểm về sức khoẻ của Ba Mẹ thì Con sẻ nói Hảng làm , không mất tiền , Nhật nếu một người có bảo hiểm của Hảng thỉ cả nhà sẻ cùng hưởng được , trừ khi Vợ lương một năm trên 1 triệu thì tự đóng .
- Sao bửa Ba nghe Anh Đức nói , nhận tiền già để sống mà .
- Dạ . Anh Đức có nhận , là do đã đóng mỗi tháng , trên 25 năm , giờ Anh 65 nên được nhận , còn như trường hợp Ba mới qua đâu có thời gian đóng nên sẻ không có . Kể cả người Nhật nếu không đóng đủ 25 năm cũng không được nhận . Còn những người khó khăn , mà không nơi nương tựa thì Nhà Nước sẻ chu cấp hoàn toàn .
Ông Khải có phần thất vọng , nhưng cũng chấp nhận , hỏi tới công việc làm , Vợ Chồng Vân trình bày .
- Ba Mẹ nên nghỉ ngơi , một phần đường xá chưa quen và tuổi lớn , công việc ở Nhật rất khó ở những ngày đầu , điều kiện hiện nay Tụi Con đủ lo cho Ba Mẹ được . Còn sẻ thu xếp khi có ngày nghỉ , sẻ đưa Ba Mẹ đi núi Phú Sỉ cho biết , và thăm Anh Chị Đức . Khi nào Ba Mẹ muốn thì lại Về Việt Nam .
Biết Vợ Chồng Con có sự hiếu thảo , Ông Bà Khải cũng vui . Đã quen đi lể mỗi sáng , giờ không còn nên ông hơi bần thần , tuần đầu tiên đi lể nhà thờ Nhật , thấy ít người và không hiểu , cười gượng . Mỗi ngày chỉ có Hai ông Bà ăn cơm trưa với nhau , Con đi làm , Cháu đi học . Thấy Vợ Chồng Con đi sớm về tối cũng thương , Ông Khải tự nhủ : thôi cứ tạo niềm vui , cho Con Cháu yên lòng .














 

No comments:

Post a Comment