Thứ nhất lễ trọng, thứ nhì sáng trăng...
Sunday, October 30, 2016
Vè giữ đạo
Thứ nhất lễ trọng, thứ nhì sáng trăng...
Học tập, học hỏi, học hành
Học thì phải hỏi, tập, và hành. Ấy vậy mà từ thuở các anh về, chữ học tập đã được dùng cho tất cả mọi trường hợp, ngay cả học tập cải tạo. Hai chữ học hỏi và học hành hình như đang đi vào quên lãng.
Tác nghiệp, công tác, công vụ
Công tác là công việc phải làm. Thí dụ như chồng tôi đang đi làm công tác. Chữ này đã có từ lâu. Ấy vậy mà bây giờ đặt thêm ra một chữ mới để thay cho chữ công tác là tác nghiệp, tạo từ hai chữ cuối của công tác và nghề nghiệp. Chẳng hạn như nhà báo đang tác nghiệp thì bị công an đánh. Vừa không cần thiết, vừa mang nặng văn hóa Tàu. Ôi, từ thuở các anh về cái gì cũng đổi mới.
Vè Thanh Cảnh
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè Thanh Cảnh
Lực sĩ làm cũng hay hay,
Hay hay lại ngó vào nhà ông May,
Nấu cháo lại bỏ thịt gà,
Để cho nó khỏe nó mà con đi
....
Ông Nhiên có rể tạm thời,
Cầm lái xe zeep chận nguoi bị thương,
Chận ai không chận Phi còm
....
Liên đoàn công giáo biểu tinh,
Những thằng khốn nạn như hình không đi,
Nay mai sắp sửa tới kỳ,
Công giáo viện trợ bột mì lấy không,
Rồi ra vợ lại cắn chồng,
Tao chẳng bằng lòng bột chằng có ăn,
Nhiều thằng mặt nó bằng ơ,
Ngồi chờ cấp phát còn chờ dầu luyn ,
Thật là nó yếu đức tin ,
Xe vừa tới cửa nó nhìn dòm ra,
Việc đó thì có các cha,
Nguoi cởi áo đạo để hòa con chiên,
Cầu xin Đức Mẹ cho yên,
Thương thay cho trẻ thiếu nhi ,
Chúng không sợ chềt bay thì biết không!
"Lạy ơn Thiên Chúa cao sa
Ba Làng Chúa chọn được cha Viết Hiền
Từ ngày thượng cổ tạo thiên
Bỗng đâu Chúa chọn được liền một cha
Như Xuân con út thứ ba..."
Hình ảnh trường Thanh Hải, Phan Thiết xưa nay
Hình ảnh trường Thanh Hải, Phan Thiết xưa nay
Nguồn: mạng Bà Con, Dòng Tộc
Nguồn: mạng Bà Con, Dòng Tộc
(Nguồn: Hoàng Bá Đông)
(Nguồn: Hoàng Bá Đông)
(Nguồn: Nguyễn Tuấn)
(Nguồn: Nguyễn Tuấn)
(Nguồn: Nguyễn Tuấn)
(Nguồn: Nguyễn Tuấn)
(Nguồn: Nguyễn Tuấn)
(Ghi chú: Đầu hồi tường trước 75 là nơi ghi điều tâm niệm và kinh nguyện của trường)
(Nguồn: Nguyễn Văn Trọng)
(Nguồn: Nguyễn Văn Trọng)
(Lớp Gioan Tông Đồ --- Nguồn: Nguyễn Văn Trọng)
Saturday, October 29, 2016
Trong nhốt ngoài
Nói với chính mình.
Nói ngoài nhốt trong thì ai cũng có thể hiểu, nhưng nếu nói trong nhốt
ngoài thì có thể sẽ có người thắc mắc. Vợ giận khóa cửa phòng không cho
chồng vào thì đó là trong nhốt ngoài. Sở dĩ tôi hiểu điều này không
phải vì bị vợ khóa cửa, mà vì tôi đã nhiều lần đóng cửa lòng mình để
không chấp nhận hay cảm thông anh chị em mình. Không phải tôi đã nhốt
anh chị em mình ở bên ngoài trái tim tôi hay sao?
Chất lượng, phẩm chất
Quality, trước năm 1975, được dịch là phẩm chất, nhưng từ khi các anh
về thì chữ phẩm chất trở thành chất lượng. Trật đường rầy nhưng dùng
riết rồi trở thành thói quen. Giáo sư dùng từ chất lượng thì học trò
cũng phải dùng từ chất lượng. Truyền thông dùng từ chất lượng thì cả
nước phải dùng từ chất lượng. Buồn. Buồn nhiều. Chữ chất lượng, nếu
phải miễn cưỡng dùng, thì chỉ nên dùng như một từ lóng, ám chỉ chẳng ra
gì. Thí dụ như thằng ấy chẳng có chất lượng gì, hay thằng ấy chẳng có
kí lô gì. Khi tôi dùng từ phẩm chất bây giờ, người nghe nhìn tôi như
người đánh cá. Mà choa là thằng đánh cá thật.
Đảm bảo, bảo đảm
Sau năm 1975, từ bảo đảm hầu như đã bị từ
đảm bảo cho vào quên lãng. Ừ, thì từ thuở các anh về, cái gì cũng phải
đổi mới cho nó khác người.
Thu mua, mua bán
Hôm qua đi biển được chút cá, chưa kịp bán thì đã bị các anh thu mua. Bực mất cá thì ít, bực hai chữ thu mua thì nhiều.
Những chữ kép như buôn-bán, rao-bán, dòm-ngó... nghe xuôi tai vì đây
là cách tạo từ kép của ông bà ta. Từ đơn hoặc từ kép đều có cùng một ý
nghĩa giông giống nhau, còn hai chữ thu mua nghe thật chói tai. Thu là
thâu, là lấy, mà đã là lấy thì còn mua làm gì. Thà là thu lấy nghe nó
hợp lý hơn. Vừa đúng cách cấu tạo chữ, vừa đúng với hành động lấy của
người. Các anh biết dùng chữ mua là không đúng nhưng vẫn dùng vì muốn
cho tôi tưởng là thật. Than ôi, sau 40 năm, chữ thu mua mà tôi không
thích nay đã trở thành quá phổ thông.
Liên hệ, liên lạc
Chữ liên hệ ngày nay được dùng quá rộng rãi, cơ hồ như đã lấn áp và
giết chết chữ liên lạc. Tôi không dám chắc trong những từ điển sau này còn có từ liên lạc.
Liên hệ là liên quan, tiếng Anh là relate. Chẳng hạn như liên hệ gia đình, hay hai biến cố xẩy ra không có liên hệ với nhau.
Liệc lạc là tiếp xúc, hay nốt kết, tiếng Anh là contact hay connect. Chẳng hạn như anh hay chị liên lạc với tôi
để giải đáp vấn đề này. Hay chúng ta giữ sự liên lạc với nhau sau khi
tan trại. Trên những trang mạng, chúng ta thấy họ dùng chữ Contact Us
chứ không dùng Relate Us. Nghĩa là liên lạc với chúng tôi chứ không
phải là liên hệ với chúng tôi.
Đã đành phải đổi mới nhưng có quá cần thiết để bỏ đi chữ liên lạc chăng, các anh ơi?
Thật sự tôi thế nào
Nói với chính mình.
Từ trong lòng thân mẫu Chúa nắn con nên hình nên dạng, và mời gọi nhập dân Thánh Chúa...
Nhưng thánh vịnh cũng có câu:
Ngày mới sinh tôi đã mắc tội rồi, trong lòng mẹ tôi đã là bất chính.
Từ trong lòng thân mẫu Chúa nắn con nên hình nên dạng, và mời gọi nhập dân Thánh Chúa...
Nhưng thánh vịnh cũng có câu:
Ngày mới sinh tôi đã mắc tội rồi, trong lòng mẹ tôi đã là bất chính.
Van Mong Nguyen: Vẫn Có Tình Anh Em
Van Mong Nguyen
...Được mời tới nhà dùng bữa cơm hội ngộ, sau nhiều năm xa quê, cứ tưởng một đi không trở lại. Quý bạn nên Lan làm nhiều món, gà quay, dê hầm, hải sản mực xào, nhìn ngon nhưng nghĩ tới phải có mắn nêm, cá khô thì hay. Cảm động vì vui khi thấy gia đình Tuấn Lan đầm ấm, đầy đủ.
- Bộ không thấy ngon hả? Về thích ăn gì cứ nói. Giờ chịu khó ăn giùm đi chứ!
Lan cười mời vồn vã.
- Không. Ngon lắm, chỉ do tâm trạng nhớ và cảm động thôi.
- Chắc sợ thịt, nước ngoài về ai cũng vậy .
Tuấn thẩm định với nụ cười vui.
- Ăn đi, nghỉ trưa rồi, mình đưa tới nhà anh Phương chào.
Căn nhà xây khang trang. Hai Anh em mừng gặp gỡ.
- Khoẻ chứ? Bên đó làm gì?
Anh Phương sau thời gian khó khăn, đang trở thành đại gia, kể về những gì mình có, phấn khởi.
- Dạ. Em là Giám đốc kỹ thuật của một hãng... to.
Thiệt đấy, về Việt Nam không nói kiểu trên trời là không ai nghe. [Bộ sợ xin tiền hay sao mà giấu] công nhân tá hỏa, cứ chủ hãng. Mời Anh Phương:
- Tối em mời gia đình Tuấn Lan dùng cơm, anh cũng tới nhé.
Anh Phương hơi ngẫm nghĩ.
-Anh bận chuyện sổ sách mỗi ngày, nhưng sẽ tới, mấy đứa cứ tự nhiên, đừng chờ.
Tuấn đứng lên từ giã:
- Xin phép anh, mình về đi Trường, nếu được tối anh em mình gặp.
Hai người bạn thân ra ngoài.Tuấn nói:
- Vẫn có tình anh em nhưng giờ anh Phương giàu lắm, mình chỉ kính nhi viễn chi.
Cũng mừng và mong cho anh mọi sự an lành.
Van Mong Nguyen: Duyên Phận
Van Mong Nguyen
Anh Hải đi đâu cũng nức nở khen vợ:
- Các bác biết không, vợ tớ quá giỏi. Nhé: Nếp mà nó nấu, bỏ mật ra chè.
Nhiều khi vợ nghe cũng ngai. Chồng thật thà hết sức. Một bửa thấy vợ dệt xong tấm vải đẹp, anh Hải đề nghị.
- Bu mày để tao đem ra chợ bán cho, tấm vải quá đẹp.
Nghe chồng nói, chị vợ cũng hả dạ.
- Nhờ anh, nhưng mà có biết bán như thế nào không?
- Thì bu mày cứ nói bao nhiêu!
Hiểu chồng, vợ dặn:
- Ra chợ nếu ai trả được 1 quan tiền thì bán nhé.
Anh Hải vui vẻ mang sấp vải đi và gần tối mang về, vợ ngạc nhiên:
- Bộ không ai hỏi mua sao mình.
- Có, vải bu mày dệt đẹp, nhiều người muốn mua, nhưng chẳng ai trả đúng 1 quan, nên mang về.
- Vậy họ trả sao?
- Thì có Người trả 2 quan, 1 quan rưỡi tiền.
Vợ âm thầm nghĩ ngợi. Duyên trời đành chấp nhận.
Van Mong Nguyen: Để Em Ở Lại Nuôi Con
Van Mong Nguyen
Bị bắn trúng tay, tôi được tải thương về Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương Huế. Vết thương mới sưng hành đau cả đêm. Sáng dậy nghe tiếng khóc nỉ non. Trong phòng ai cũng nhìn thấy người vợ ngồi khóc bên người chồng nằm bất động, thẳng đơ. Biết mọi người đang nhìn, chị vợ khóc to tiếng:
- Anh ơi. Ai cũng nhìn mình nờ. Em nói không được mô, mà anh nói không can chi mô. Anh ơi.
Tất cả bàng hoàng, thật đáng tiếc. Người chồng đòi hỏi và bị thượng mả phong, khâm liệm, người vợ đau buồn bên quan tài chồng, khóc càng thảm thiết bi thương.
- Anh bỏ em một mình cô đơn, lạnh lẻo anh ơi.
Tiếng khóc làm ai cũng mủi lòng, cúi xuống, ngẩng lên.
- Anh ơi đừng bỏ em một mình, cho em theo với...
Khóc lóc và khi ngẩng đầu lên, mái tóc dài vướng vào chiếc đinh hòm, hoảng hồn tưởng chồng linh thiêng níu giữ, chi vợ thất thanh kêu lớn tiếng:
- Bớ anh ơi, để em ở lại nuôi con.
Tất cả người trong phòng nhìn nhau.
Trụ Sở Xã Thanh Hải, Phan Thiết
Trụ Sở Xã Thanh Hải, Phan Thiết
-------------------------------------------
Nguồn ảnh: mạng Bà Con, Dòng Tộc
Trụ sở xã trước kia nằm bên phải cổng vào nhà thờ. Sau đó dời qua chợ
cũ. Trước năm 1975 chỉ có sân cây xăng cũ và không có bức tường ngăn
như bây giờ. Người xã trưởng đầu tiên là Cụ Bốn Nhân. Người sau cùng là
thầy Trần Quý Phú.
Cụ Bốn Nhân
Nguyễn Công Uẩn
Ông Thuần
Trần Văn Vọng
Trần Quý Phú
Cụ Bốn Nhân
Nguyễn Công Uẩn
Ông Thuần
Trần Văn Vọng
Trần Quý Phú
Trích Lược Sử Xứ Thanh Hải:
Năm 1957: Lập văn phòng ủy ban hành chánh xã Thanh Hải
Theo lời kể của cụ bốn Nhân ( Cha Nhân) lúc đầu khi thành lập trại định
cư Xóm Đầm, mọi công việc liên quan đến hành chánh đều phụ thuộc xã Phú
Hài rất bất tiện, do đó các vị tiên khởi đã làm việc với chính quyền
nhằm tách trại định cư Xóm Đầm thành đơn vị hành chánh độc lập. Xã Thanh
Hải hình thành từ đó, cụ bốn Nhân làm xã trưởng lâm thời. Thanh Hải
cũng trở thành tên của xứ đạo, nhà thờ và thuộc giáo phận Sài Gòn, sau
thuộc giáo phận Nha Trang.
Đôi nét về trường Thanh Hải
Đôi nét về trường Thanh Hải
--------------------------------------
Người viết: Nguyễn Thiên TạoNguồn bài viết: Cao Việt Cường sưu tầm
Ở các xứ đạo thường có một nét chung: Bên cạnh ngôi thánh đường là khu
trường học của giáo xứ. Với mục đích truyền bá đức tin và giáo lý, phổ
biến phong tục tập quán tốt, đào tạo chủng sinh cho các Tiểu Chủng Viện
và sau cùng là dạy văn hóa.
Đầu năm 1955, đoàn người di cư vừa
chân ướt chân ráo đến Bình Thuận, họ đã nghĩ ngay đến việc giáo dục cho
con em mình... Song song với việc xây dựng nhà thờ, trường học cũng được
xây dựng với nhiều phòng ốc rộng rãi và thoáng mát.
Niên khóa
1956 - 1957, trường Xóm Đầm Thanh Hải đã được Ty Tiểu Học Bình Thuận cho
phép mở các lớp từ Mẫu Giáo đến các lớp 1, 2, 3, 4, 5. Đảm trách việc
dạy dỗ lúc đó là linh mục Đinh tuấn Ngạn, các thầy giáo xứ và các chị
giáo (soeur).
Niên khóa 1957 - 1958, trường Thanh Hải được chấp
thuận tăng thêm một cấp thành trường Trung Tiểu Học Thanh Hải. Linh mục
Trịnh việt Yên làm hiệu trưởng đầu tiên của trường. Trực tiếp điều khiển
trường là linh mục Rôcô Đinh hữu Phương, một linh mục nhiệt tâm trong
việc giáo dục lớp trẻ, tích cực lo công ăn việc làm cho giáo dân trong
xứ và là người có sáng kiến cơ giới hóa ngư nghiệp đầu tiên ở tỉnh Bình
Thuận (thay thuyền buồm và chèo bằng thuyền động cơ).
Trong quá
trình thực hiện chức năng giáo dục, trường Trung Tiểu Học Thanh Hải đã
đóng một vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn hóa, xã hội của giáo xứ.
Hàng năm giáo xứ thường tổ chức hội xuân vào dịp tết Nguyên Đán (với sự
đóng góp tích cực của các em học sinh) để tránh cho nhiều người bớt đi
nạn rượu chè, cờ bạc cũng như tổ chức tết Trung Thu cho các em thiếu nhi
rước đèn trong xứ. Vào dịp lễ Giáng Sinh, trường phân chia cho các học
sinh thành nhiều nhóm, xây nhiều khu hang đá thật đẹp để giới thiệu Mầu
Nhiệm "ngôi lời nhập thế" với lương dân và tăng bầu khí vui tươi trong
giáo xứ nhân ngày đại lễ. Trường còn tham gia rất tích cực các sinh hoạt
của giáo xứ cũng như tổ chức giao lưu với các xứ bạn.
Trong 20
năm, từ năm 1955 tới năm 1975, trường đã tiến một bước khá dài với 250
em học sinh buổi ban đầu, con số đã lên đến trên 1000 em vào niên học
1973 - 1974. Con số học sinh này không phải hoàn toàn là học sinh của
Thanh Hải mà nhiều học sinh từ các nơi xa và các vùng lân cận đã đến xin
nhập học.
Năm 1965, để trực tiếp theo dõi, đôn đốc công việc nhà
trường, linh mục Phạm Ngọc Oanh đã đảm nhận chức vị hiệu trưởng. Thời
gian này, trường được cải tiến nhiều về trường ốc, phương thức giảng
dạy, huấn luyện để việc giáo dục được hợp với tiến hóa của xã hội.
Dưới đây là danh sách các vị giám đốc của trường từ năm 1955 đến năm 1975:
1. LM Đinh tuấn Ngạn
2. LM Đinh hữu Phương
3. LM Vũ anh Thuấn
4. LM Bùi ngọc Báu
5. LM Mai nghị Luận
6. LM Vũ ngọc Đăng
7. LM Trần hữu Thành
8. LM Trần văn Tiên
Trong thời gian linh mục Nguyễn quang Huy làm chính xứ, trường Thanh Hải được công nhận là trường có cấp III (1974-1975).
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, trường Trung Tiểu Học Thanh Hải đã do nhà
nước quản trị và đổi tên thành trường Phổ Thông Cơ Sở Thanh Hải.
Mừng 40 năm thành lập giáo xứ cũng là kỷ niệm 40 năm thành lập trường
Thanh Hải. Chúng ta vui mừng vì cái quan niệm cổ hủ "chữ nghĩa văn
chương không bằng khúc xương cá mòi" đã bị nền giáo dục đánh bạt. Mọi
người đều nhìn nhận rằng: Sự học là cần thiết, vì đó là món ăn tinh
thần. Không có nó, nghèo đói, ngu dốt, bệnh tật sẽ chế ngự chúng ta.
Ngày nay trên các nẻo đường đất nước Việt Nam thân yêu hay ở một miền
nào xa lạ nào trên thế giới, cựu học sinh Thanh Hải đã và đang mang tài
năng, trí tuệ của mình ra để phụng sự quốc gia, phục vụ dân sinh.
Hàng năm, ngày 21 tháng 11 là lễ bổn mạng của trường Thanh Hải, ngày
Đức Mẹ Dâng Mình, là mọi tâm hồn đều hướng về trường cũ. Ngoài ra cựu
học sinh các lớp còn tìm về trường họp lại vào các ngày quan thầy lớp để
cùng chia sẻ vui buồn với nhau, cùng ôn lại ngày xanh, một thời niên
thiếu vô tư đuổi hoa bắt bướm. Cựu học sinh cũng sẵn sàng giúp đỡ, ủy
lạo các bạn bè đang gặp khó khăn. Tinh thần trường Thanh Hải Phan Thiết
mãi mãi in sâu trong lòng học sinh của trường, và mọi cựu học sinh đang
cố mang hết khả năng của mình ra để tô điểm cho mái trường cũ ngày thêm
tươi đẹp hơn.
Cho
Nói với chính mình.
Trẻ em cho không đắn đo.
Người lớn cho hay cân nhắc.
Còn tôi không cho nhưng luôn thắc mắc.
Yêu
Nói với chính mình.
Yêu
là cho mà không đòi hỏi. Như Chúa đã yêu con người nhưng lại để con
người tự do chọn hay từ chối Người. Khi tôi cho ai điều gì, điều đó
không còn thuộc về tôi. Ấy vậy mà sao tôi vẫn đòi hỏi người tôi cho
phải làm như thế này hay thế nọ. Tệ hơn nữa là khi tôi chưa cho mà đã
nghi ngại. Chắc chắn rằng tôi chưa biết yêu người.
Lược sử giáo xứ Thanh Hải, Nha Trang
1. Vị trí địa lý
Giáo Xứ Ba Làng nằm cách Trung Tâm Thành Phố Nha Trang khoảng 4 cây số về phía Bắc.
Ðông giáp biển Ðông, từ mũi Kê Gà đến giáp đường Mai Xuân Thưởng. Bắc từ mũi Kê Gà đến Ðèo Rù Rì. Tây giáp Quốc lộ I: Từ Ðèo Rù Rì đến ngã ba Quốc lộ I - Mai Xuân Thưởng. Nam: Từ ngã ba Quốc lộ I - Mai Xuân Thưởng đến bờ biển, tức dài theo đường Mai Xuân Thưởng.
2. Hình thành và phát triển
Sau cuộc đấu tranh đẫm máu ngày 08-01-1955 với bộ đội Việt Minh, chính quyền Hồ Chí Minh buộc lòng phải cho đồng bào Ba Làng đi di cư vào Nam. Không kể những vụ đi Nam lẻ tẻ, đồng bào Ba Làng được đi tập thể trong hai chuyến tàu thuỷ Ba Lan Skilinki: chuyến thứ nhất vào đầu tháng 2 và chuyến thứ hai vào trung tuần tháng 04-1955.
Cập bến Sài Gòn được đưa về tạm trú ở Ba Ðèo hay ở Xuân Trường để rồi ngày 20-04-1955, họ được chở tất cả ra xóm Ðầm Phan Thiết. Nhưng xóm Ðầm chưa phải là "đất hứa", hơn 1000 người đã đi tìm đất sống ở nơi khác. Sau nhiều ngày tìm đất, chiều 20-07-1955 một đoàn xe lửa chở hơn 1000 người di cư Ba Làng từ Phan Thiết ra Nha Trang. Họ được di chuyển về ngay "Chuồng Giê" (tức Thanh Hải ngày nay) để tạm trú. Họ lấy tên cũ Ba Làng mà đặt tên cho quê hương mới, vì khung cảnh nơi đây gợi lại quê hương Ba Làng đất Bắc: trước mặt Hòn Rùa, Hòn mác, Hòn yên vươn lên khỏi đại dương hiền hoà và thơ mộng, giống như Hòn Dê, núi Nón và biển Sơn, về phía Bắc là những ngọn núi lạc lõng của dãy Trường Sơn khô trọc, tượng trưng như núi Thử Ba Làng, về phía nam Hòn Chồng giống như núi Do, vẫn âm thầm chôn kín bao tâm sự của tài tử giai nhân.
"Úi chà, úi chà xinh!
Phong cảnh thật hữu tình
Trên sơn dưới thuỷ, đất trường sinh"
Sung sướng như kẻ tìm được "đất hứa" trong Cựu Ước, họ hăng hái phá rừng, ủi đất, biến khu rừng đầy cây gai cỏ dại thành một dãi đất bằng phẳng đẹp mắt, các thanh nữ thi đua nhau gánh đất đổ nền, còn thanh niên kẻ vào Suối Dầu chặt cây dựng nhà, người đáp xe lửa vào Ma Lâm mua lá cọ về lợp mái. Nhờ sự tháo vát lanh lẹ của hai Linh mục Nguyễn Quốc Công và Linh mục Bùi Minh Huy, được ông tỉnh trưởng Nguyễn Văn Trân đặc biệt săn sóc, với sự đôn đốc hăng hái của Ủy Ban Ðịnh Cư và sự giúp đỡ của các thầy già Vũ Văn Huỳnh, Nguyễn Sơn Lân, Trịnh Thiên Thu (nay là linh mục) và Nguyễn Ðức Thịnh,trại đã kiến thiết mau chóng gần 200 căn nhà cho đồng bào, và một nhà thờ, một khu nhà xứ ba căn, một hang đá Lộ Ðức, một cái chợ, một cái trường ba gian cho ba lớp học và một khu nhà dòng 5 gian ngay cuối trại dành cho các nữ tu Mến Thánh Giá.
Người dân đã yên tâm về nơi ăn chốn ở, họ nghĩ đến sinh kế mua lưới đóng thuyền: một hợp tác xã ngư nghiệp được thành lập với một lò hấp cá theo kiểu Mỹ Quốc. Cha Công còn vận động với chính phủ chấp thuận cho mua một tàu đánh cá của Nhật Bản. Ba tháng sau mẫu tàu và lưới được gửi về. Nhưng thiện chí có thừa mà sức người có hạn, chương trình kỹ nghệ hoá và ngư nghiệp thất bại. Họ an phận với những thuyền đánh cá gắn thuỷ động cơ.
Năm 1958, trường Biệt Ðộng Quân biến thành trường Hạ Sĩ Quan, Bộ Chỉ Huy trường do đại tá Nguyễn Thế Như chỉ huy trưởng, muốn chỉnh trang lại doanh trại, đồng thời thiết lập thêm nhiều bãi huấn luyện cho khoá sinh, để bảo đảm sinh mạng cho đồng bào và an ninh cho sân bắn, bộ chỉ huy đã điều đình với ban Giám Ðốc trại di chuyển một nửa trại ở phía bắc vàcác công sở xuống phía nam: vì thế mà khu "Văn Côi" mới được thành lập.
Năm1960, đồng bào Ba Làng đã phải một phen hú vía với Ðại Tá Ðỗ Cao Trí khi về làm chỉ huy trưởng trường Hạ Sĩ Quan đã định giải toả các khu vực chung quanh quân trường kể cả làng Ðường Dê và trại di cư Ba Làng, nhưng may thay, với tinh thần tranh đấu Thượng cấp không chấp thuận dự án của ông đề ra, và đồng bào Ba Làng cứ ở lại an cư lạc nghiệp.
Ðược vững dạ yên tâm, đồng bào Ba Làng mau mắn kiến thiết lại cơ đồ, nhất là các công sở, du khách đặt chân lên địa sở Ba Làng, không khỏi ngạc nhiên và thán phục: bên bờ đại dương và dưới tàn phi lao thơ mộng, một đài Chúa Giêsu vua như đang chế ngự thiên nhiên, như đang giăng tay ẵm bế những con ngoan hiền, bên đài là một dãy nhà "Emmaus" có thể nói đây là một nhà tĩnh tâm hay nhà vãng lai cho các Linh Mục triều, dòng khi muốn đến Nha Trang tắm biển và hóng gió sau những ngày mệt mỏi vì phận sự. Cách đài Chúa Kitô vua một con đường hương lộ trong một khuôn viên rộng rãi xinh đẹp, thánh đường Văn Côi đồ sộ, nguy nga hướng ra biển cả, bên phải là trường tiểu học Văn Côi khang trang rộng rãi, bên trái ngôi nhà xứ khiêm nhường như muốn thu hình trước cảnh uy nghiêm của thánh đường. Xa hơn về phía bắc bờ biển, một dãy nhà hai, nơi nương náu của những nữ tu Mến Thánh Giá Thanh Hoá, đồng thời cũng là ký nhi viện Têrêsa.
Ngoài các cơ sở tôn giáo và xã hội trại di cư Ba Làng được đổi mặt một cách mau lẹ: những nhà xây lợp ngói thi nhau mọc lên thay thế cho những căn nhà gỗ lợp lá, lợp tôn, điện nước như ở thành phố, đồng bào thi đua tăng gia sản xuất. Ngoài nghề đánh cá và làm nước mắn, điểm đặc biệt của người dân Ba Làng ngày nay và phát triển nghành chăn nuôi heo rất khoa học, tuy không có hình thức của những chuồng trại lớn như Âu Mỹ. Ngoài ra họ còn tổ chức nuôi gà vịt, đào ao xây hồ thả cá trê, cá chép và lươn ếch. cùng với đời sống vật chất, được phát triển, đời sống tinh thần và truyền đạo rất hăng say. Hàng năm cứ mỗi dịp Giáng Sinh, Hiển Linh về họ thường tổ chức kỷ niệm đấùu tranh đòi tự do và nhớ lại cuộc di cư vào Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả, cứ mỗi Tháng Hoa về, họ thường tổ chức những cuộc rước kiệu tôn vinh Ðức Mẹ, và tiếp theo là lễ nghi dâng hoa, một truyền thống của người tín hữu miền Bắc.
Sau 16 năm di cư, giáo xứ Ba Làng đã góp vào vườn Giáo Hội, 2 Linh Mục Nguyễn Viết Hiền và Trịnh Thế Hùng, ngoài ra còn năm Thầy già: Hồ Ngọc Thỉnh; Trần Xuân Thứ, Ngô Ðình San, Nguyễn Bình An, Hồ Trí Thức đang học Ðại Chủng Viện, (các vị này hôm nay làm Linh mục ở các nơi) đã ấy là chưa kể con số hơn 50 Tu Sinh đang ở rãi rác từ các chủng viện Sao Biển, Ðà Lạt, Ban Mê Thuột, Sài Gòn, hoặc ở trong các dòng Chúa Cứu Thế, Phanxicô, Lasan, Giuse, Mỹ Ca, hay các dòng Mến Thánh Giá Bảo Lộc, Tân Bình, Bình Cang, Ðà Lạt, Sài Gòn, Qui Nhơn.
Tóm lại, giáo dân Ba Làng hãnh diện và một xứ đạo tiên khởi của miền Bắc (di sản của cha Alexandre de Rhodes, 1617) họ đang cố gắng xây dựng và kiến thiết giáo hội miền Nam với một tính đức dồi dào trên đường phát triển.Ước mong thay
Các giáo họ: Vẫn giữ những đường nét chính yếu của truyền thống Ba Làng - Thanh Hoá, đoàn người từ nhiều Giáo họ nhỏ dễ dàng qui tụ quanh ba Giáo họ (= làng) nồng cốt là:
Giáo họ Sung Mãn.
Giáo họ Ngoại Hải.
Giáo họ Như Xuân.
Ngoài ra c̣òn có Giáo họ Phú Đồng:
Khởi đầu, các Giáo họ được phân biệt rõ nét theo phần lô đất cất nhà, nhưng sau đó, các nhu cầu mới của của Giáo xứ buộc phải thay đổi địa hình, cũng như có sự pha trộn giữa các Giáo họ theo đường hôn nhân.
Dầu vậy, bà con vẫn nhận diện dễ dàng nguồn gốc Giáo họ của nhau trong các sinh hoạt cộng đồng Giáo xứ.
Các linh mục phụ trách giáo xứ từ ngày thành lập đến nay:
Giuse Nguyễn Quốc Công, Chánh xứ 1955 - 1957.
Phêrô Bùi Minh Huy, Phó xứ 1955 - 1957.
Phêrô Bùi Minh Huy, Chánh xứ 1957 - 1973.
Gioan Bt Trần Thúc Ðịnh, Phó xứ - 1961.
Phaolô Trần Sơn Bích, Chánh xứ 1973 - 1987.
Phaolô Trần Văn Khánh, Hưu dướng 1976 - 1995.
Phêrô Trương Trãi, Quản xứ 1987 -.
Hoa quả ơn gọi của Giáo xứ
Lm Phêrô Nguyễn viết hiền
Lm Phêrô Trịnh thế Hùng
Lm F.X Hồ ngọc Thỉnh
Lm Fx Trần xuân Thứ
Lm G.B Ngô đình San
Lm Giuse Nguyễn bình An
Lm Phêrô Nguyễn khoa Toàn
Lm Phêrô Hồ mạnh Tín
Tu sĩ: Thầy Bình, dòng Ðồng Công
Nữ tu
Têrêsa Mai thị phúc Hạnh (St Paul Ðà nẵng)
Maria Nguyễn thị Khang (MTG Ðà lạt)
Maria Phaolô Nguyễn thị thu Nguyệt (Dòng Camêlô - Hoa kỳ)
Anna Nguyễn thị Thanh Thuư (Dòng Camêlô - Hoa kỳ)
1 Ðại chủng sinh (Ðại chủng viện Sao Biển)
2 chủng sinh ngoại trú, 10 dự tu
Tu sinh:
GB. Ðặng văn Tuấn, Dòng Chúa Cứu Thế
Maria Nguyễn thị bích Ngọc (MTG Ðà lạt)
Têrêsa Nguyễn thị thuư Hằng (MTG Ðà lạt)
Cêcilia Ðoàn thanh Tú (MTG Ðà lạt)
Sinh hoạt giáo xứ
1. Các lớp giáo lý
Các buổi học Giáo lý vẫn luôn được liên tục duy trì trong đời sống Giáo xứ cho lứa tuổi từ 6 đến 16 tuổi. Chiều Chúa Nhật từ 15 giờ 30 đến 16 giờ 30: Dạy theo chương trình chung của Giáo phận. Chiều thứ ba và thứ năm, giờ kinh chiều: Bổ túc Phụng vụ và Kinh Thánh cho các em.
Từ 10 năm nay, Giáo xứ luôn duy trì được con số tối thiểu 12 giảng viên Giáo lý, để đứng đầu (chủ nhiệm) các lớp Giáo lý cho các em. Các em Giáo lý viên này háng tuần được chuẩn bị vào tối thứ ba và sáng Chúa Nhật về sư phạm Giáo lý, tâm lý ứng dụng cũng như những đường hướng của Giáo Hội về Huấn Giáo. Ngoài ra, các em cũng được trang bị thêm một số chuyên môn về sinh hoạt năng động tập thể, nhằm yểm trợ và gia tăng hào hứng cho các buổi học Giáo lý đầy chăm chỉ.
Giáo lý hôn nhân: mỗi khoá kéo dài 6 tháng, tuy nhiên cũng có những trường hợp cá biệt dạy với thời gian ngắn hơn
2. Các hoạt động:
Trước đây, hoạt động xã hội của Giáo xứ tựa trên mấy căn nhà cho thuê cũng như nhà Emmaus bên cạnh đài Thánh Tâm, nhưng nay chỉ còn duy trì tinh thần chung qua đóng góp cho Hội Chữ Thập Ðỏ của khóm, cũng như những đợt hưởng ứng các chương trình xã hội chung với bà con phường khóm.
Hướng tương lai
Ưu tiên cho mục vụ gia đình
Thế giới đi vào chuyên ngành, xin cũng để cho mục vụ gia đình được coi như một chuyên nghành. Cụ thể phải được các chuyên viên thực thụ đảm nhiệm, nhất là giáo lý hôn nhân. Vậy cần có một văn phòng cấp giáo phận cho mục vụ gia đình, do những linh mục chuyên viên đứng đầu.
Quý Chức giáo họ Sung Mãn khoảng 1966
Các Cố Quý Chức giáo họ Sung Mãn khoảng 1966
-----------------------------------------------------
Nguồn: Nguyễn Văn Khẩn
Xin cùng nhớ đến những người đã giúp cho giáo xứ và giáo họ năm xưa,
nhất là trong tháng 11 này. Một lần nữa, cám ơn anh Khẩn đã gởi thêm
những hình ảnh liên quan đến sinh hoạt của Giáo Xứ Thanh Hải, Phan
Thiết.
Hàng trước, từ trái qua phải:
Thày Linh, cố Kinh Nhật, cố Tình, cố Khiêm, cố Xứng, cố Đường, cố Hiệu, cố Sồi, cố Tạo, ông Khẩn.
Hàng sau, từ trái qua phải: cố Khiêm, cố Chúc, cố Tiếp, cố Đức Hạnh, cố Linh, cố Giáp, cố Uẩn, cố Đoàn, cố Vị ,cố Khẩn , cố Thọ.
Thày Linh, cố Kinh Nhật, cố Tình, cố Khiêm, cố Xứng, cố Đường, cố Hiệu, cố Sồi, cố Tạo, ông Khẩn.
Hàng sau, từ trái qua phải: cố Khiêm, cố Chúc, cố Tiếp, cố Đức Hạnh, cố Linh, cố Giáp, cố Uẩn, cố Đoàn, cố Vị ,cố Khẩn , cố Thọ.
Friday, October 28, 2016
Cây Trứng Cá Ở Sân Trường Cũ
Cây Trứng Cá Ở Sân Trường Cũ
------------------------------------------
Là con gái Sầm Sơn
Em nghịch quá xá!
Em bảo em ăn cơm với cá,
Còn tôi thì cắp rá xin ăn.
Tôi cãi lại bố tôi cũng là dân đánh cá
Thì cớ gì tôi phải cắp rá xin ăn.
Ấy vậy mà hai ta cùng lớn...
Từ mẫu giáo đến lớp bốn, lớp năm.
Em dịu dàng và đẹp như trăng rằm,
Không còn giận khi tôi chọc em ăn cá bơn tịt đít.
Em đã bắt đầu biết giả vờ khóc thút thít,
Biết làm nũng đòi tôi hái trứng cá cho em.
Ôi, những trái trứng cá ngọt mềm,
Và đỏ ửng như màu má em ngày đó.
Vậy mà năm em mười sáu tôi đã bỏ làng bỏ xứ,
Bỏ lại cây trứng cá ở sân trường,
Bỏ lại con bé Sầm Sơn thuở vỡ lòng thương.
Tôi đi như chạy trốn.
Em biết vì sao mà.
Tôi đi và đi mãi...
Năm rồi tôi có việc phải về lại.
Vật đổi sao dời...
Cây trứng cá không còn ở đó,
Và nay em đã thành bà cố,
Còn tôi đang chờ xuống lỗ.
Ấy vậy mà tôi vẫn còn thèm
Một lần được ăn cá bơn do em nấu.
Những Vỏ Ốc Cườm Ở Sân Chợ Cũ
Những Vỏ Ốc Cườm Ở Sân Chợ Cũ
---------------------------------------
Em Ngoại Hải,
Tôi xóm Trại.
Năm sáu mốt, sáu mươi
Làng mình chẳng có chỗ nào chơi,
Ngoài cây xăng và khoảng đất trống nơi chợ cũ.
Chiều chiều trẻ em trong xứ
Đến thả diều, đánh khẳng, chơi u,
Hay đến tạt lon, đánh thẻ, chơi cù.
Niềm vui lớn ở một nơi thật nhỏ.
Tôi quen em thuở đó,
Khi em ngồi nhặt vỏ ốc cườm,
Và trang điểm cho cái nhà cát em vừa đắp...
Khi tôi mải miết thả diều nên lỡ đạp,
Em òa khóc chạy theo níu áo bắt đền.
Em đã không nắm được áo mà lại nắm quần.
Tôi ngượng chín người còn em cười nắc nẻ.
Ôi, cái thuở mặc quần đùi thật mát mẻ!
Thế là em vui,
Em bắt tôi cùng chơi.
Rồi năm này, tháng nọ
Sân chợ cũ bỗng trở thành nơi gặp gỡ.
Tôi không còn thả diều,
Nhưng mỗi chiều em vẫn còn ngồi nhặt vỏ ốc.
Những vỏ ốc cườm đủ màu, đủ sắc
Đã cùng sợi cước diều của tôi
Làm thành những xâu chuỗi đẹp tuyệt vời,
Cho em đeo trên tay, em quàng trên cổ,
Cho tôi mơ thành những con ốc cườm nho nhỏ,
Tôi có một chốn ở.
Vậy mà càng lớn em càng xa.
Có phải vì em đẹp mặn mà,
Hay kiêu sa vì em là gái Ngoại Hải?
Còn tôi trai xóm Trại,
Tôi dại một đời,
Có phải vậy không, em tôi ơi!
Lễ Thụ Phong Linh Mục của Cha Giuse Nguyễn Văn Chữ
Nguồn: Nguyễn Văn Khẩn
Cha Giuse Nguyễn Văn Chữ thụ phong linh mục năm 1974 ở Nha Trang. Thánh lễ mở tay taị nhà thờ Thanh Hải, Phan Thiết.
Đứng đầu là cha An (Ba Làng Đồng Đế, Nha Trang), cha Chữ, thầy Huyên (con bà Phú), cha Huy, cha Chính Oanh, cha Phương, thầy Sơn (Soát).
Cha Chữ và thầy Huyên là con tinh thần cha Phương.
Thầy Sơn (Soát) và thầy Huyên nay cũng đã là linh mục.
Cám ơn anh Khẩn gởi hình và chị Châu cho biết tên của các cha để bà con dễ nhận diện.
Đứng đầu là cha An (Ba Làng Đồng Đế, Nha Trang), cha Chữ, thầy Huyên (con bà Phú), cha Huy, cha Chính Oanh, cha Phương, thầy Sơn (Soát).
Cha Chữ và thầy Huyên là con tinh thần cha Phương.
Thầy Sơn (Soát) và thầy Huyên nay cũng đã là linh mục.
Cám ơn anh Khẩn gởi hình và chị Châu cho biết tên của các cha để bà con dễ nhận diện.
Mái Vú Ơi
Mái Vú Ơi
-------------
Làng tôi nhà nào cũng làm mắm
Làm để bán
Làm để ăn
Nhiều như ông Bách, ông Diêng
Ít cũng cỡ bà Yên, bà Thế
Làm mắm nhọc-nhằn nhưng vui khôn xiết kể
Bữa cơm gia-đình không thể thiếu mắm ngon
Mắm chưa là quốc-hồn, quốc-túy
Nhưng mắm là làng-túy, làng-hồn
Vì thế đã bao đời làng tôi nhà nào cũng làm mắm
Những mái vú thẳng hàng nằm phơi mình dưới nắng
Mùi cá trỏng, cá cơm đã thành mùi thơm con gái
Và vị mặn của muối đã nối tình-thân con người
Tôi yêu màu mắm tươi có chút đen và hương gạo của thính
Tôi yêu vị mắm mặn có mồ-hôi công-sức của mẹ cha
Nhưng làng tôi mai này sẽ không còn là làng mắm
Vì cá bị nhiễm-độc đã chết thảm mất rồi
Mái vú làng tôi ơi
Thương quá đi thôi
Mai này mái vú sẽ cô đơn vì nhớ cá
Như tôi đã bắt đầu nhớ mắm, mái vú ơi
Đặc Ngữ và Những Câu Ví Von của Ba Làng Choa
Đặc Ngữ và Những Câu Ví Von của Ba Làng Choa I) Đặc Ngữ - Âm: rau cắt khúc nấu canh với chút mỡ. td: rau muống Âm; Â...
Posted by Viet Cao on Wednesday, October 26, 2016
Đặc Ngữ và Những Câu Ví Von của Ba Làng Choa sau đây có thể không cập nhật. Nhấn vào chữ "See More" hay "Xem Thêm" ở trên nếu cần tra cứu thêm.
I) Đặc Ngữ
- Âm: rau cắt khúc nấu canh với chút mỡ. td: rau muống Âm; Âm rau muống
- Ấp Sấp = sấp. td: nằm Ấp Sấp
- Ăn = mua, tậu. td: Ăn phần nghề; Ăn cái bảo hiểm
- Ăn Nạt = bắt nạt; td: cái thằng chuyên môn Ăn Nạt con nít
- Ăn Như Tằm Ăn Lên = ăn nhiều
- Ắng (ắng)= yên, ổn; td: công việc đã Ắng chưa
- Ba Trạng = nói quá, rởm. td: nó là cái thằng Ba Trạng
- Bá = cha, ba, bố. td: Bá choa (bố tao)
- Bá Mày = mày (tiếng kêu thân thiện cho bọn nam lớn tuổi đồng lứa); td: khỏe không Bá Mày.
- Bách = mát, dở người. td: thằng quá Bách đi
- bánh Da Bò = bánh tráng phơi nửa nắng còn dai
- bánh Khảo = bánh in
- bánh Lá = bánh giò
- bánh Lọc = bánh cuốn, bánh ướt
- bánh Mật = bánh ít
- bánh Tráng ba làng = bánh tráng có thêm hành, mè, nước mắm
- Bác Hồ (Cụ Hồ) = cái dái
- Bát = bên phải (nghề biển)
- Bảnh Chọe = chình ình; td: ngồi Bảnh Chọe ra đấy
- Bạo = gan, can đảm, khỏe. td: sao mày Bạo (gan) vậy; nó bạo lắm (một mình nó chấp hai thằng)
- Bẩy = bay. td: vậy vá Bẩy
- Bẳm = bồng bế. td: Bẳm em
- Bắt = nhón (lén lút); td: lại Bắt (để dành xxx mà ăn cơm)
- Bặt = đẹp, được. td: bặt gái
- Bặt = tiện; td: Bặt thì ăn không Bặt thì thôi
- Bặt Dại = đẹp đời; td: con bé trông Đẹp Dại
- Bẹt = chót, đứng bẹt, đứng chót. td: học hành gì mà tháng nào cũng đứng Bẹt
- Bếu Đây = bấy nhiêu; td: sao có Bếu Đây thôi
- Bị Cặng = chầu bậu, bí xị. td: nhìn mặt y như đứa Bị Cặng vậy
- Biệt Bong = biệt tích, mất tăm hơi. td: đi đâu Biệt Bong cả ngày như vậy
- Bỏ Đực = heo nọc cho làm chuyện mây mưa
- Bỏng Cổ = rát hơi, mỏi miệng. td: nói Bỏng Cổ
- Bốc Lú: trò chơi con nít dùng ốc cườm chơi bốc lú
- (con) Bồn Bồn = con dông
- Bồng, Bùng = trào; td: Bùng nước (trào nước)
- Bồng = chấp lại, buộc, tóm, cột. td: Bồng lưới hai (thành vạng lưới dài)
- Bồng Bồng = trái bòn bon, trái mận (tiếng miền Nam)
- Bổ = té, ngã. td: đi đứng phải cẩn thận coi chừng Bổ
- Bờ Hồi (Đầu Hồi) = hông nhà
- Bỡn = chơi. td: tao nói Bỡn vậy đấy mà
- Bộ Đội = quê mùa, dốt, cả quýnh; td: thằng nhìn quá Bộ Đội đi
- Bủn = nhão, mềm. td: muối mắm không đủ mặn, cá ăn Bủn quá
- Bứt = hái, ngắt. td: Bứt keo
- Cang Cảng = cứng, ương ngạnh. td: nói vậy mà mày vẫn Cang Cảng cổ
- cá Bắc Bì: loại cá mắm ướp thiếu muối
- cá Bò Kìa = cá chốt
- cá Bôi = cá lầm nhỏ, cá trích nhỏ
- cá Bông = cá làm chà bông
- cá Cháo = cá khoai
- cá Chỉ Hoẻn = cá chỉ nhỏ
- cá Chuối = cá trào, cá lóc, cá quả
- cá Dãnh = ?
- cá De = cá bôi, cá lầm tể (loại cá mới làm giấy khai sinh)
- cá Đao = cá hố
- cá Đình Định = cá thòi lòi
- cá Đốm = cá nục
- cá Đốm Láo: (người miền Nam gọi đại là cá ngân hay cá bạc má)
- cá Eo = cá sòng
- cá Gai = cá thiều
- cá Ghé = cá ét
- cá Ghim = cá đuối
- cá Hồng Hoang = cá bả trầu
- cá Lá La = cá đuối
- cá Lanh = cá rựa
- cá Liền Bơn = cá lưỡi trâu, cá thờn bơn
- cá Linh Kình = cá kình
- cá Lưỡng = cá đổng
- cá Ngãng = cá niệt, cá liệt
- cá Ngạnh Địt = cá ngạnh con, cá thiều con
- cá Ngạnh = cá thiều nhỏ
- cá Ngào = cá kho tộ
- cá Theo Cước = cabo fish
- cá Trỏng = cá cơm
- cá Ù = cá ngừ
- cá Uốp = cá đù
- Cái Giải gì = gì, cái gì; td: chẳng ăn được Cái Giải Gì
- Cái Ma = cái trò, tích sự, nên việc; td: làm chả ra Cái Ma gì cả
- Cáo Cạnh = toanh; td: mới Cáo Cạnh (mới toanh)
- Cáo Cộ = ma cỏ (nhân vật tưởng tưởng dùng nhát con nít). td: nín, không con Cáo Cộ cắn bây giờ
- Cáp = cá. td: đánh Cáp; tao Cáp mày đấy
- Cà Ghém = cà pháo
- Cả Thể = to lớn, trọng đại. td: việc Cả Thể
- Canh Chanh = canh nước lọc pha với chanh, nước mắm
- Cạnh Lòng = động lòng. td: nói khoé làm cho người ta Cạnh Lòng
- Cậy = bên trái (nghề biển)
- cây Sa Mục = cây dương
- Cẩy = quá . td: điếc Cẩy (điếc quá)
- Căm Căm (Ghẹ Mậy) = còng, dã tràng
- Cằn = quằn, ám. td: có cái quần mới cứ Cằn cả ngày
- Cằng = no, căng. td: ăn Cằng bụng
- Cặng = dọng xuống bằng gót chân; td: tao Cặng cho một cặng bây giờ
- Chai Ba = 3 chai xị. td: đi mua cho bá mày Chai Ba rượu
- Chang = cây dùng đánh mắm nhút, ruốc
- Chang Chang: một loại giống như ngao nhưng nhỏ và mỏng vỏ hơn, ăn ngọt nước hơn
- Chao Mẹo = cha mẹ. td: Chao Mẹo ơi (cha mẹ ơi)
- Chả Cạnh = sườn heo cắt khúc ram cháy với mẻ, đường, nước mắm, tiêu, sả
- Chạch = nổi lằn, con trình
- Chàng Nạng = ná, giàn súng giây thun
- Chày Đâm Cứt = chân heo
- Chách = tách. td: Chách cua, Chách ghẹ
- Cháng (lưới hai, ba) = cái ngáng vắt lưới
- Chảy Nước Mắt Sống: cay mắt
- Chạo = cắn, cãi; td: sao bay cứ hay Chạo nhau vậy bẩy?
- Chạnh = con ba ba, rùa biển
- Chạy Có Cờ = chạy gấp rút, chạy vắt giò lên cổ; td: nó rượt tao Chạy Có Cờ
- Chân Sa: một loại vi khuẩn cắn chân ngứa ở những nơi có nước mưa chượm
- Chắc Mẫm = chắc chắn; td: tao Chắc Mẫm rồi mà lại không xẩy ra như vậy
- Chèo Dọc = người điều khiển lèo lái con thuyền
- Chẻ: dùng làm tiếp vĩ ngữ. td: vậy đấy Chẻ
- Chẻo = nước sốt làm bằng cá (tôm) nấu chung với mẻ, hành lá, tiêu, ớt, đường, ruốc ăn với gỏi cá
- Chết = tốn; td: canh rau mè cà ghém ăn Chết cơm
- Chết Khát Nước = tha hồ uống nước. td: ăn mặn như vậy rồi Chết Khát Nước
- Chim Chim = nho nhỏ. td: nắm cơm Chim Chim
- Chính Cống = đích thực, đích thị. td: choa Chính Cống là dân gốc Ba Làng
- Chị Giáo = ma sơ dậy học, nữ tu
- Choa = tao, tôi (“choa” dùng thân thiện hơn “tao” và gần gũi hơn “tôi”)
- Choàng Choạc: tiếng nói to oang oang như có đứa lấy dùi đục tọng vào tai (Ba Làng nhận ra nhau bằng thứ âm giọng đặc biệt này)
- Choành choạch = suốt, liên hồi. td: đi Choành Choạch cả ngày không lúc nào ngơi
- Choác = to. td: chọc được trái keo quá Choác
- Choạc = dạng, xoè. td: Choạc chân ra
- Choèn = toét mắt. td: cái O này, sao mà mắt O Choèn vậy
- Chó Cút Chưa Mở Mắt = trai tân chưa từng lâm trận
- Chó Dái = loại đàn ông lăng nhăng hết bà này bà nọ. td: thằng Chó Dái (chó dái Hồ chí Minh)
- Chọc = khều, thọc; td: Chọc ổi (khều ổi)
- Chọc Đa Chọc Đảnh = (ráp, hay) trêu ghẹo. td: bay cứ Chọc Đa Chọc Đảnh cả ngày
- Chòe =cùn, phình. td: ngòi bút bị Chòe đầu
- Chọt = ục, thoi, đấm. td: Chọt vào mặt
- Chối = dội ngược; td: ném cục đá bị Chối lại vào đầu
- Chột Dạ = đau bụng. td: ăn nhiều cá nục gai dễ bị Chột Dạ
- Chơi Hới (Trơi Hới)= chiếu lệ, không cố công. td: làm cho thật, đừng có làm Chơi Hới
- Chớt = nhão, nhão nhẹt, chỗ được chỗ nhão. td: cơm Chớt
- Chớt Nhả = đùa giỡn, không đứng đắn. td: cái thằng lúc nào cũng Chớt Nhã
- Choẳn = cụt ngũn; td: ngắn Choẳn
- Chủm = chỏm, núm. td: chủm vú, Chủm bánh mì
- Chực Chõm = ngóng trông, đứng ngồi không yên; td: đợi ai mà cứ Chực Chõm hoài vậy
- Chuột Chúi = chuột chù
- Chuyên Môn = thường xuyên, hay. td: cái thằng Chuyên Môn trốn học
- Chực = đợi. td: mày Chực ở đây lâu chưa
- Coi Mòi = coi bộ, có lẽ. td: thằng Coi Mòi mê mệt con bé đó rồi
- con Chợ Cùng
- Có Mà Biết = ai mà biết, biết đâu đấy.
- Có Ngọn = đầy ắp. td: đầy Có Ngọn
- Có Tội Là = có điều là. td: làm cái đó cũng được, Có Tội Là (có điều là) phải xin phép trước
- Cóng = vại, lu. td: Cóng vú, Cóng Lỡ, Cóng da lươn
- Cóng= các ông. td: Có phải không Cóng (các ông) ạ?
- Cò: gọi những người có con trai đầu lòng (o Cò, anh Cò, chị Cò, bá Cò)
- Cú= cốc, khõ. td: Cú đầu
- Cuống Cà = vội vàng. td: chưa gì mà đã Cuống Cà như vậy
- Cúp = hớt. td: Cúp tóc (hớt tóc)
- Củ Đổ = củ đậu, củ sắn
- Củ Thìu Biu = dái. td: có cái Củ Thìu Biu ông đây nài
- Của Nả = của cải. td: Của Nả đâu mà cho mãi
- Cựa Càng Cựa Niễng = cà rịch cà tàng, nhẩn nha. td: tới giờ rồi mà sao vẫn còn Cựa Càng Cựa Niễng.
- Cưm = cơm
- Cứng Đong Đỏng = cứng quá. td: gạo gì nấu cơm ăn Cứng Đong Đỏng vậy
- Cược = giỏi, cáo, lão luyện. td: chơi thành Cược
- Dại = khôn, đời. td: sao Dại (khôn) vậy; đẹp gái Dại!
- Dâu Da = sui gia
- Dễ Ngươi = khó bảo, cứng đầu cứng cổ. td: thằng Dễ Ngươi (còn có từ nữa là Rắn Mắt Dễ Ngươi)
- Dện = dọng, đánh. td: tao Dện bỏ mẹ mày bây giờ
- Do Dỏ = kho khỏ?
- Dòm = vẹm. td: con Dòm (con vẹm)
- Dông = chạy. td: ta Dông thôi
- Dợt = tái. td: mặt Dợt (mặt tái nhợt)
- Dứa Ngô = ngô đồng. td: cây Dứa Ngô (cây ngô đồng)
- Đao Linh Hồn = mất, chết. td: vả cho một vả mà Đao Linh Hồn bây giờ
- Đách = đếch. td: có cái Đách tao đây nài
- Đánh = se. td: Đánh nhợ (se nhợ)
- Đánh Động = chung nhau làm thịt. td: Đánh Động con lợn
- Đáo = đéo, chửi. td: Đáo mẹ (đéo mẹ) bay chứ; cái thằng hơi tí là Đáo
- Đáo Để = dễ sợ, không vừa. td: to Đáo Để; đẹp Đáo Để; con bé đó Đáo Để lắm
- Đáy = giới thiệu, truyền miệng. td: Đáy nhau (truyền miệng cho nhau)
- Đã Nư = hết cơn. td: nói cho Đã Nư
- Đại = rất, đời. td: Đại ngon. ăn Đại ngon; ngon Đại (đời) cơ!
- Đại Lãn = lười biếng, dơ dáy. td: nó là cái thằng Đại Lãn
- Đại Nam = lớp thanh niên đã có vợ hay lớp tuổi quá trung niên được sắp xếp trong các lớp kinh bổn
- Đại Nữ = lớp thanh nữ đã có chồng hay lớp tuổi quá trung niên được sắp xếp trong các lớp kinh bổn
- Đầu Choày = đầu cu, đầu dái
- Đầu Hồi (Bờ hồi) = hông nhà
- Đầu Mối Tội Đầu = nguyên do. td: Đầu Mối Tội Đầu cũng là nó.
- Đẩn = khúc; td: người gì chỉ có một Đẩn; một Đẩn gỗ
- Đẫy = cố, nhiều, lắm. td: lấy cho Đẫy vào
- Đẳng = đó. td: đi lại đàng Đẳng đi (đi lại đàng đó đi)
- Đi Bạn: tổ hợp của những người làm chủ chiếc thuyền nhưng không lãnh phần lèo lái con thuyền
- Đi Bờ = đi cầu (đi ị)
- Đi Đổi: đi buôn đổi hàng lấy hàng (đổi mắm lấy lúa)
- Đi Đoong: mất mạng, tới số, mất hết. td: Đầu tư cái kiểu đó thì coi như vốn liếng Đi Đoong. Mày đụng đến thằng đó đời mày Đi Đoong.
- Đi Rổi: nghề buôn bán cá theo kiểu buôn thúng bán mẹt
- Đi Trẩy = đi buôn. td: Đi Trẩy nước mắm
- Đi Gõ = đi biển làm nghề Gõ
- Điếc Cẩy Điếc Chương = quá điếc
- Điếc Mũi = lắm. td: thơm Điếc Mũi (thơm lắm)
- Đinh Tai Nhức Óc = điếc tai. td: nói Đinh Tai Nhức Óc
- Đóng Phăng = bỏ áo trong quần. td: (ra lệnh) Đóng Phăng lại.
- Đỏng Đảnh = điệu bộ
- Đỏ: gọi người mới lập gia đình. td: o Đỏ, bá Đỏ, anh Đỏ, chị Đỏ
- Đỏng Đa Đỏng Đảnh = vờn qua vờn lại, õng ẹo; td: lúc nào cũng Đỏng Đa Đỏng Đảnh
- Độc = toàn; td: bữa ăn Độc là rau
- Đố Ngô = bắp ngô
- Đốc Ra = phải cái, khi không sinh ra; td: nhà Đốc Ra thằng đó
- Đổ Đồng: hy sinh lợi tức của một ngày làm việc để góp của xây dựng việc chung
- Đổ Xấu Đổ Hổ = làm xấu hổ, làm xấu mặt. td: ăn uống tham lam thấy Đổ xấu Đổ Hổ
- Đời Cố Hỷ Nào = lâu lắm rồi. td: chuyện đã xẩy ra từ Đời Cố Hỷ Nào
- Đớ = ngây ngô, vô duyên; td: thằng nhìn quá Đớ
- Đớ Mà Dở = vô duyên (xuất phát từ Ba Làng hải ngoại)
- Đũa Tui = đũa sắt gắp than bếp
- Đủn = ngâm lâu, tắm lâu. td: Đủn cả ngày dưới sông
- Được Lướt = làm tới. td: thấy không nói lại Được Lướt
- Ế Cẩy Ế Chương: quá ế; ế vượt thời gian
- Gai = chướng. td: nhìn thấy Gai mắt.
- Gái Quạ Mổ = đĩ thỏa; td: đồ thứ gái Quạ Mổ
- Gãnh = cãi nhau, tranh nhau. td: sao bọn bay hay Gãnh nhau vậy?
- Gại = liếc qua liếc lại. td: Gại dao (liếc qua liếc lại con dao)
- Gây Gây = ớn lạnh. td: cảm thấy Gây Gây trong người
- Gắt = mặn chát. td: nước mắm Gắt quá
- Ghẹ = cái nang, cái hĩm. td: có cái Ghẹ tao đây nài
- Ghẹ Mậy = con còng, dã tràng
- Ghịch = quẹt (ngón tay). td: Ghịch giây thun
- Gia Gia = nhiều ra, nhiều nhiều. td: hôm nay nhà có khách, nhớ nấu Gia Gia cơm
- Già Khằng = già khú để, quá già. td: gà Già Khằng thịt ăn dai bỏ mẹ
- Già Khú Đế = quá già. td: nhìn Già Khú Đế
- Già Là = toàn là, rặc là. td: chà rảo gì được Già Là cá tím
- Giả = nói chơi, nói giỡn. td: tao nói Giả vậy mà mày cũng tin
- Giả = hả (dùng làm tiếp vĩ ngữ). td: sao mày béo vậy Giả? vậy vá giả (thật vậy à)?
- Giã Gạo = thụp lặn sắp chết đuối. td: nó mới bị Giã Gạo đấy
- Giại = patio cover, mái lợp che dựng sát hiên nhà (tiếng phổ thông của VN không có từ ngữ này)
- Giật Xoái Mình = hú hồn, giật nẩy mình. td: tiếng thét làm cho nó Giật Xoái Mình
- Giăng Cang = giăng nắng. td: người chứ đâu phải cá mực mà lúc nào cũng Giăng Cang phơi nắng
- Giăng Quáng = đánh lưới đêm. td: đi Giăng Quáng
- Giê = ném hỏn, liệng hỏn. td: cục hỏn này Giê mám trạch
- Giê Ra = dang ra. td: tụi bay Giê Ra
- Giê Mai Gia = “Giê Su Ma”
- Gion = ốm, gầy, thon. td: nhìn mày kỳ này Gion người rồi đấy
- Gióng = mặc [le(có ý chê trách)]. td: có cái áo mới Gióng suốt
- Giò = chân, cẳng (ám chỉ những người cao ngồng). td: Thi Giò, Hoạt Giò.
- Gò = tán, cua. td: Gò gái (tán gái)
- Gọng = cẳng, càng. td: nằm chỏng Gọng, Gọng cua
- Gờ = đồ kê, đồ chêm. td: cái Gờ hớt tóc
- Gớm: tởm, ghê; td: nhìn Gớm vậy
- Gớm Gủa Gớm Ghiếc: quá quắt
- Gứm = tởm, ghê, dữ dằn. td: nhìn Gứm vậy
- Hay = kỳ cục. td: mày làm cái gì Hay vậy (mày làm cái gì kỳ cục vậy)
- Hám = ham. td: đồ Hám ăn
- Hạt Tiêu = ớt;
- Hạt Tiêu Ré = ớt hiểm
- Héo = ốm, khô đét. td: độ này nhìn sao mày Héo quá vậy
- Hình = trò, cơm cháo. td: làm chả nên Hình (làm chẳng ra trò, làm chẳng nên cơm cháo)
- Hình Tượng = hình hài. td: nhìn không còn ra Hình Tượng cái gì nữa
- Hoa Cái Mẹ Mày (phục sinh hoa cái mẹ mày) = cái mèo mẹ mày
- Hoa Lá Cành = cải lương, hoa hoè
- Hoa Thầu Đại = hoa sứ, hoa thời đại
- Hoang = ma. td: con cái nhà Hoang nào vậy
- Hoe: gọi những người có con gái đầu lòng; td: o Hoe, anh Hoe, chị Hoe, bá Hoe
- Hỏn = miếng ngói dùng ném đáo. td: cục Hỏn này giê mám trạch
- Học Trò Học Vẹt = học trò. td: Học Trò Học Vẹt gì bay.
- Hộc Xì Dầu = nhọc, không kịp thở. td:làm Hộc Xì Dầu
- Hơi = quá (nói móc nghéo). td: Hơi ít (khá nhiều) đấy, Hơi thấp [quá cao] đấy, Hơi gầy [quá béo] đấy
- Hởi Lòng Hởi Dạ: mát lòng mát dạ, được long
- Huông = tông, đụng. td: nhắm mắt nhắm mũi đi huông phải cọc
- Hư Thân = bệ rạc, ốm o. td: trông thằng bé độ này quá Hư Thân đi
- Hứ: ba làng choa "Hứ" lên mỗi lần không bằng lòng với ai
- Hửi = ngửi. td: Hửi mùi (ngửi mùi)
- Hướn = giỡn, đùa giỡn. td: lại Hướn; Hướn cho lắm vào; ăn no rồi lại Hướn
- Inh = điếc. td: Inh tai (điếc tai)
- Ịch = thịch. td: ngồi Ịch xuống
- Kênh Kênh = kên, kên sì po. td: nhìn Kênh Kênh quá mày
- Khám = cám; td: khám heo (cám heo)
- Khấu = móc, mấu; td: khấu con cá lên
- Khén = khan. td: cổ bị Khén
- Khéo Bêu = tở tác, nắng này mà hoa không héo. Td: mày Khéo Bêu
- Khía = dễ, không khó. td: làm cái đó Khía gì; Khía gì làm cái đó
- Kho Ngấu = kho nhừ. td: cá Kho Ngấu (cá kho cho đến khi xương mềm nhũn)
- Kho Ngào = kho tộ. td: niêu cá Kho Ngào
- Kho Ngọt = nấu chua. td: canh cá Kho Ngọt (canh cá chua)
- Khoán = vắt. td: Khoán chanh (vắt chanh)
- Khoản Ta = cái lập là, cái mèo, ghẹ
- Khoảnh = lỏi. td: cái thằng Khoảnh ăn; ăn Khoảnh
- Không = suông. td: cơm Không
- Khự = hạch, (ví như) chó ỉa trịn. td: làm như Khự vậy
- Khứa đó = thằng cha đó
- Kinh Quyển = kinh kệ
- Lại Bảo: là từ ngữ xác định dùng làm tiếp vĩ ngữ cho câu nói. td: tại sao mày lại sợ nó? tự vì nó có súng "Lại Bảo".
- Làm Đỏm = làm khách. td: nhà mời cơm sao bá mày cứ làm Đỏm hoài
- Lấm Lem Lọ Thủi = ở dơ, tay chân dính lấm. td: chơi sao để cho người Lấm Lem Lọ Thủi như vậy
- Làm Nước = tân trang, chùi rửa sơn phết. td: ghe thuyền Làm Nước
- Lang Chang = lạng quạng, xách bách sang bang, chẳng đâu lại đâu. td: độ này tụi nó Lang Chang lắm
- Lanh Chai = lanh lẹ. td: thằng bé được cái Lanh Chai
- Láo Họng = nổ, nói mà không làm. td: thằng chỉ được cái Láo Họng là hay
- Lãng Tính = đãng trí. td: già rồi Lãng Tính
- Lặng Thinh Giả Điếc = im ỉm, im hơi lặng tiếng. td: hỏi mà sao cứ Lặng Thinh Giả Điếc vậy
- Lây = dùng để xác định (tiếp vĩ ngữ). td: vậy chứ Lây!)
- Lẩy = gẩy; td: Lẩy đàn (gẩy đàn)
- Lập Là: tiếng lóng của hĩm, ghẹ
- Lậy = hư. td: rau bị Lậy (rau bị giập)
- Lăng Lăng = đầy. td: Lăng Lăng nước
- Lanh Chanh Lách chách = lau chau
- Lỉnh = trốn, chuồn. td: thằng mới thấy mặt đây lại Lỉnh đâu mất rồi
- Lỉnh Lãng = quanh quẩn. td: mới thấy Lỉnh Lãng đây mà nó đã chuồn đâu mất rồi
- Lọi = dư. td: làm nhiều nhưng không thấy Lọi ra đồng nào
- Lỏng Chỏng = nghiêng ngửa; td: Bổ Lỏng Chỏng
- Lỗ Dầu = thua, chẳng được gì. td: trời động ghe Lỗ Dầu
- Lỗng = phao, vọi
- Lội nổi = bơi; td: Có biết Lội Nổi không?
- Lổn Chổn = cọc cạch, lổm chổm, cái cao cái thấp
- Lùng Đao Đảo Địa = lộn tùng phèng, đảo lộn lung tung. td: sao lưới chài lại Lùng Đao Đảo Địa lên vậy
- Lũy Khiến = tích tụ, lâu năm dày tháng; td: không dọn cái đống rác đó đi mà cứ để Lũy Khiến hoài
- Lữa = quá quen. td: nhìn Lữa mặt
- Lững Tha Lững Thững = đủng đà đủng đỉnh, đi chậm rải
- Lưới Me = lưới rùng
- Ma Xó = xì nẹo, lẹo tẹo; td: cái quân Ma Xó
- Mả = nghĩa địa
- Mãn = mèo
- Man Đời = suốt đời. td: thứ này tốt xài Man Đời cũng chưa hư
- Mẫy = mập
- Mám = dính. td: cục hỏn này giê Mám trạch
- Mậm = mầm, chồi non. td: hạt giống đã mọc Mậm chưa
- mắm Chược = cá (tôm, mực) muối mặn để dành ăn lúc trời động
- mắm Ỉnh = là loại mắm muối lạt để cách đêm có mùi mắm kho với hành, ớt, đường, me (khế), mỡ
- Mặt Thớt = mặt mo. td: nhục như vậy mà còn vác cái Mặt Thớt đi đâu nữa
- Mèo = cái ghẹ, cái hĩm. td: có cái Mèo tao đây nài
- Mễm = mềm, nhừ. td: ăn đòn Mễm người
- Miếu = mèo
- Mo = cái gầu, thùng múc nước
- Mỏ Khoét = ưa ăn vặt. td: con đó là cái con Mỏ Khoét
- Mọi = công không. Td: làm Mọi cho nhà mày
- Một Ọt = nhiều, một đống. td: đi cầu ra Một Ọt
- Mụ = lú lẫn. td: đầu óc của tao bây nó Mụ mất tiêu nói đâu quên đó
- Mửng = kiểu. td: làm ăn cứ cái Mửng này thì …
- Nang = ghẹ, hĩm. td: có cái Nang tao đây này
- Nao = rút ra đổ vô. td: Nao nước mắm
- Nài = này. td: coi Nài; lại đây Nài
- Năm Thắt Nút Nào = đời cố hỷ nào, lâu lắm rồi. td: chuyện đã xảy ra từ Năm Thắt Nút Nào rồi
- Nản = nhát gan, sợ. td: cái thằng Nản như cáy
- Nản Như Cáy = chết nhát
- Nãnh = nãy, từ nãy đến. td: Nãnh giờ (từ nãy đến giờ)
- Ngáo = ngố. td: thằng quá Ngáo đi
- Ngán = sợ, ớn. td: thấy nó to con mà tao Ngán.
- Ngáng = cháng. td: Ngáng lưới ba
- Ngãng = lơ đãng, đớ ra, quên. td: mày làm tao Ngãng ra; tao cũng Ngãng ra.
- Ngãnh = từ đó đến. td: Ngãnh nay (từ hồi đó đến nay)
- Ngẳng = căng, cứng, nứng. td: Ngẳng dái
- Ngấu = chín kỹ, mềm từ trong ra ngoài. td: cá Ngấu, nước mắm đã Ngấu
- Nghẻo Cu Đeo = chết
- Nghỉ = gã, hắn. td: Nghỉ ta (gã ta, hắn ta)
- Nghiễn = chế, nghĩ. td: cái đó có phải mày Nghiễn ra không?
- Ngớp = ớn, choáng váng (cảm giác liêu xiêu rờn rợn khi nhìn từ trên cao xuống). td: nhìn xuống thấy Ngớp quá
- Ngót = cỡ. td: Ngót chừng bao nhiêu
- Ngoài Ngày = sau tết. td: thư thả để Ngoài Ngày (xong tết) rồi hãy tính
- Ngỏi = trông ngóng. td: hết Ngỏi (hết trông ngóng)
- Ngọt Nước = bảnh, láng, mỡ màng. td: con bé trông còn Ngọt Nước chán
- Ngơi = nghỉ; td: làm việc không Ngơi
- Ngục Tối = ngu si, dốt nát. td: cái đồ Ngục Tối
- Ngữ = điệu, kiểu, thứ (có ý mạt sát). td: cái Ngữ đó (cái kiểu đó, cái thứ đó)
- Nha Như Ruốc = nhoe nhoét. td: làm Nha Như Ruốc
- Nham = ốc (mực) luộc xắt mỏng trộn chung với khế, rau thơm, vừng khi ăn chấm nước mắm
- Nhán = con gián
- Nhả Nhơi Nhả Nhớt = chán, ươn ái. td: ăn uống Nhả Nhơi Nhả Nhớt
- Nhác = lười, làm biếng. td: sao bay Nhác vậy bẩy
- Nhác Nhưởi = lười biếng. td: thằng quá Nhác Nhưởi
- Nháo Râm = khoe, khoe khoang. td: lại Nháo Râm nữa rồi
- Nhả = mẻ. td: một Nhả (một mẻ) bắp rang
- Nhẳng = gầy, ốm. td: ăn cái gì mà độ này mày nhẳng vậy.
- Nhậm: nhặm, cộm. td: mắt bị nhậm)
- Nhí = dí. td: Nhí thêm nữa (dí thêm nữa).
- Nhoe nhỉnh = nhoe nhoét. td: làm gì mà Nhoe Nhỉnh cả lên vậy
- Nhỏ Của = quá to, quá bự
- Nhớp = dơ. td: nhà Nhớp quá
- Nhốt = lỗi, bị nhốt, bị lỗi. td: đan lưới bị Nhốt
- Nhút = mắm nêm
- Nhừ = rêm, ê ẩm. td: làm mệt Nhừ; thấy Nhừ người
- Nhử = mồi, châm. td: cho Nhử điếu thuốc, cho Nhử tí lửa
- Như Khướu = vui vẻ, nói huyên thuyên. td: hót, nói Như Khướu
- Nhửi = nhử, dụ. td: Nhửi mồi
- Nhựt = nhật, ngày. td: nước Nhựt
- Như Đá Như Sắt = trơ trơ. td: nói với mày cũng Như Đá Như Sắt
- Nóng Còng = nổi nóng. td: lại Nóng Còng
- Nỏ = cốt. td: nước mắm Nỏ (nước mắm cốt)
- Nổ = cốm. td: ăn Nổ (cốm) không
- Nục = chín kỹ. td: cơm chín Nục
- Nưi Nứí (Nư Nứ) = quà, quà hão. td: làm xong rồi tao cho cái Nưi Nứi
- Nước Bổi = nước long, lấy nước cuối trước khi xác cá trở thành cấn
- Nước Đánh: sau khi làm cá, đầu, ruột còn dư, tiếc bỏ đại vào cóng với chút muối
- O = cô
- O Tê Ót Tót Cứt Cục = chừa, chết. td: đánh cho O Tê Ót Tót Cứt Cục
- Oạc = oè nứt. td: đựng nhiều nặng nên rổ bị Oạc
- Óc Toọc = dê rô. td: không làm bài bị thầy cho ăn Óc Toọc
- Ong Ỏng, Ông Ổng = to họng; td: có gì không mà ca Ông Ổng lên vậy
- Ỏng = ốp, xốp. td: cua Ỏng
- Ố Xê La = đi ra chỗ khác, dang ra
- Phả: khom cơm ném vào miệng. td: Phả cơm
- Phàm = dữ dằn, ăn miếng trả miếng. td: con bé quá Phàm
- Phăng = bỏ áo trong quần. td: đóng Phăng vào
- Phắn = nở. td: gà Phắn, trứng Phắn
- Phoi = phao cuốn bằng rơm, tre để chận bã cá tại nỏ cóng
- Phông = phong độ. td; tướng nhìn còn Phông lắm
- Phục Sinh Hoa Cái Mẹ Mày = mả mẹ mày
- Quá Lẽ Cùng Quá Phép = quá quắt. td: thật là Quá Lẽ Cùng Quá Phép
- Quách Xì Nái = to tổ bố; td: cặp chân Quách Xì Nái
- Quáng = chập choạng tối. td: Giăng Quáng (đánh lưới lúc chập choạng tối)
- Quặc = xược, xước, móc. td: đi đứng cẩn coi chừng bị gai Quặc
- rau Ghém = các loại rau non dùng ăn sống (rau diếp, rau cải)
- rau Mè = rau đay
- rau Tầm Tơi = rau mồng tơi
- Rác = đách, đếch. td: có cái Rác đây nài (có cái đách đây này)
- Ráp = hay. td: sao Ráp nói vậy
- Rát Hơi = mỏi miệng, bỏng cổ. td: nói Rát Hơi
- Ràng Ràng = rõ ràng. td: tội Ràng Ràng ra đó mà còn cãi
- Rảnh Rái = rảnh rỗi, rảnh rang
- Rắn Mắt Dễ Ngươi = khó bảo, cứng đầu. td: nói đến vậy mà vẫn cứ Rắn Mắt Dễ Ngươi
- Rặc = toàn, hoàn toàn. td: chà rão gì Rặc là cá tím
- Roi Song = roi mây
- Rong = quen. td: Rong chân Rong cẳng đi chơi
- Rong Đàng = quen thói hay đi chơi. td: sao mày cứ Rong Đàng cả ngày vậy
- Rống Thượng Rống Hạ = hát hò ông ổng. td: cái thằng cả ngày Rống Thượng Rống Hạ
- Rua = đồng ý, bắt tay. td: Rua cái coi
- Rứng = dựng, đội. td: Rứng ghe lên (đội ghe lên)
- Sắng = nhắc (nhưng không làm). td: hay Sắng; thày Sắng; mày chỉ được cái hay Sắng
- Sảnh = vỏ ngao, sò, hến đã bị sóng biển giập nát
- Sầu = giập. td: rau bị Sầu, đảo rau cho Sầu đều
- Sính = nhỉ, dính. td: tay Sính quá
- Sính Sáng = theo, đeo bám. td: cái thằng hay Sính Sáng
- Sóc = sắc. td: chua sóc (giống như trái dứa, trái kiwi chua làm rát lưỡi); trái dứa ăn chua Sóc
- Sơ = quậy, đánh. Td: lấy môi Sơ nồi cháo lên
- Sơ = lục, vét. td: Sơ nồi (lục nồi)
- Sở = lo, sửa soạn, liệu. td: Sở mà xuống đi xưng tội đi không
- Sỏi = đẹp. td: thằng bé dạo này trông Sỏi trai tợn
- Sưa = thưa. td: đan lưới Sưa mặt quá
- Sục = tìm, lục lạo. td: Sục cơm nguội
- Sửa = ăn. td: làm dấu rồi thì ta Sửa thôi
- Sượng = chưa chín tới. td: cơm còn Sượng, khoai luộc còn Sượng
- Tả = vả. td: tao Tả cho một Tả bây giờ
- Tai Xay = tai lãng, điếc. td: tai như Tai Xay
- Tao = sên, ngào. td: Tao đậu xanh cho cạn nước
- Táng = đập, xáng. td: tao Táng cho một bạt tai bây giờ;
- Táp Nhoang = tùm lum, chả đâu ra đâu. td: nói Táp Nhoang
- Tàng Tàng = tà tà. td: làm Tàng Tàng, đi Tàng Tàng
- Tạt = tát, bợp tai. td: Tạt cho nó vài Tạt
- Tắt Quáng = trời bắt đầu tối
- Tẩn Ma Tẩn Mẩn = táy máy. td: mày lúc nào cũng Tẩn Ma Tẩn Mẩn
- Te Tưa = tựa cái mền rách, tả tơi. td: đánh Te Tưa
- Tế: làm phụ ngữ cho “đi”. td: mày tính Tế đi đâu vậy
- Tế = bừa bãi, vất vưởng. td: lại bỏ Tế ra đấy
- Tể = nhỏ. td: cắt Tể, cá Tể (cá nhỏ)
- Tê Tể = nho nhỏ. td: mấy cái thằng Tê Tể đi đâu rồi
- Tể Của, Nhỏ Của = to vậy, bự vậy. td: coi Tể Của cà
- Tha Lả = buông thả. td: áo sống Tha Lả
- Thanh Thấu: Lịch sự. td: ngồi ngay ngắn lại cho Thanh Thấu
- Tháo = chạy, bỏ đi. td: Tháo thôi các thày ơi
- Thăm Bác = đi ỉa
- Thâm Như Trời Rài = tái. Td: mặt Thâm Như Trời Rài
- Thắt Nút = lâu lắm rồi. td: hết từ cái năm Thắt Nút nào đến giờ
- Thặc = chọc, khấu, giật. td: có muốn đi Thặc keo với choa không
- Thặc = nhẩy. td: chơi Thặc cò cò (chơi nhẩy cò cò)
- Thất Bát = không đều, mất mát, trồi sụt, thua lỗ. td: mùa màng Thất Bát
- Thẻo = thiến. td: Thẻo cu
- Thiên Rồng = xương rồng
- Thiết Cốt = cần thiết, thiết yếu, thân thiết. td: anh em Thiết Cốt
- Thí Thó = thân, thân thiết. td: bạn Thí Thó
- Thỉn = nịnh. td: thằng hay ưa Thỉn
- Thoái = bỏ, thoái thác, rút lui. td: chả còn đứa nào ở lại, tụi nó Thoái cả rồi
- Thong Long = huông. td: vướng phải cái Thong Long xui xẻo
- Thón = thót. td: thón hòn dế
- thơm Điếc mũi = quá thơm
- Thôi => td: áo nhuộm đem giặt màu bị Thôi
- Thu Đủ = trái đu đủ
- Thưỡn Xác = nằm dài. td: ăn no Thưỡn Xác
- Thượng = say, đỏ mặt (do ăn cá mắm). td: ăn mắm cá đốm gai dễ bị Thượng
- Tích = khó tiêu. td: ăn nhiều sơ mít coi chừng bị Tích
- Tinh = hay, thường xuyên. td: cái thằng Tinh là trốn lễ
- Tịt = tuyệt sản (ý nói những người không có con). td: Giáp tịt, Ất tịt
- Tổ Chảng = lớn, quá lớn, choác. td: củ khoai to Tổ Chảng
- Toang Hoảng = mất mát lớn, to tổ bố. td: lưới rách một miếng Toang Hoảng
- Toét Tòe Loe = tùm lum. td: làm sai Toét Tòe Loe
- Tọng = nhét, ăn. td: Tọng cho lắm vào rồi kêu đau bụng
- Tở Tác = le lói, xum xoe. td: Tở Tác vừa thôi
- Tớt (dừa) = cơm (dừa). td: Tớt dừa, Tớt nhãn
- Trạch = mức, lằn vẽ, biên giới. td: cục hỏn này giê mám Trạch
- Trại Trại = trầy trậy, trần. td: đi nắng mà sao lúc nào cũng để đầu Trài Trại ra vậy
- Tràng = ghé, tấp, tạt. td: về thẳng nhà, không được Tràng vào nhà ai cả
- Tràng = trường. td: nhà Tràng
- Trãng = Phẳng lặng, lặng, yên. Td: trời Trãng; biển Trãng như bát mỡ
- Trạng = ba hoa chích chòe, nói quá, nói không thật, khoác lác. td: thằng hay nói Trạng
- Trật = lật, lột. td: Trật quần, Trật dép
- Trây = dính vào, vướng vào. td: chớ có Trây vào ma túy mà vong mạng
- Trầy Trậy = (coi chữ Trài Trại)
- Trẻ = con nít, mấy đứa nhỏ. td: uế Trẻ; trò Trẻ
- Trẻ Mỏ = con nít, tụi trẻ. td: Trẻ Mỏ đâu cả rồi
- Trẹo = trặc (chân). td: chân bị Trẹo
- Trệt Như Chó Sa Đom = Lì lợm
- Triến = suốt, không lúc nào ngưng, lẹ. td: lắc Triến; tay chân lúc nào cũng Triến
- Trỉn = loáng, nhiều. td: canh Trỉn mỡ
- Trở = hư. td: nước mắm bị Trở
- Trơi Hới = chiếu lệ, không cố gắng. td: làm việc Trơi Hới như vật thì đến bao giờ mới xong.
- Trời Rài = trời trở gió kéo theo mây đen u ám
- Trung Nam = lớp thanh niên chưa vợ được xếp trong các lớp học kinh bổn
- Truột = phỏng. td: cẩn thận nóng coi chừng bị Truột
- Tướt = chảy. td: đi Tướt, ỉa Tướt
- Tự Vì = tại vì. td: choa đánh nó Tự Vì nó đánh choa trước
- Từ Đời cố Hỷ nào = từ thuở nào. Td: đã làm xong Từ Đời Cố Hỷ nào
- Ú Đùng ?
- Ục = đấm, thụi. td: tao Ục mày bây giờ
- Uế = ớ, ê. td: Uế bay, Uế thằng kia
- Uề = trào ra, đẩy ra. td: cái lồ bị Uề do đựng cá quá đầy
- Ửi Lửa = thiếu lửa. td: cưm Ửi lửa; cá kho bị Ửi Lửa
- Ương = mới chín tới. td: ổi Ương, thu đủ Ương, xoài Ương
- Ương = ương ngạnh, cãi bướng. td: thằng Ương như gì vậy
- Ương Ngược Xược Xạo = ương bướng
- Ủng = úng. td: rau bị Ủng; dưa bị Ủng
- Va = nó, đó (dùng ám chỉ đàn bà); td: nhà va, mẹ va
- Và Lua = ăn lè lẹ. td: chan canh vào rồi Và Lua đi
- Vành = quẹo. td: Vành xe lại
- Vành Vành = vòng vòng. td: đi Vành Vành
- Vào Ngữ = rồi chẳng ra [gì, sao] hết. td: bay rồi cũng Vào Ngữ cả
- Vá = à, hả (dùng để hỏi). td: vậy Vá (vậy à?) vậy Vá bẩy (vậy hả bay?)
- Vác = đem, đi. td: Vác cái mặt mày lại đây (nói trong lúc gắt gỏng); Vác cái mặt mo ra đường
- Vảnh = vểnh. td: Vảnh tai ra mà nghe cho rõ đây nài
- Vạng = phang, phạng. td: tao Vạng một Vạng bỏ mẹ mày bây giờ
- Vặt Vĩnh = vặt vãnh, nhỏ nhặt. td: ba cái chuyện Vặt Vĩnh đó để ý làm chi
- Vậy Chẻ = vậy đó
- Vẹt Sáp = nghề dọn ghe vét thuyền
- Vích = xới. td: Vích cho một vích cơm; Vích cơm ra
- Vô Hỉnh = chả ra cái ma gì. td: mày là đứa Vô Hỉnh
- Vơ = tha. td: Vơ cho lắm vào rồi lại rác nhà
- Vung = văng. td: coi chùng nó Vung ra ngoài kìa
- Vứt = vất, quẳng. td: Vứt nó đi
- Xách Mé = nói cạnh, nói móc xa gần, xỏ xiên. td: cứ giữ cái thói Xách Mé có bữa ăn đòn
- Xáng = tát. td: Xáng cho một bạt tai bây giờ
- Xăm = ruột lốp xe. td: Xăm xe đạp
- Xăm mình (Xâm mình) = liều mình. td: nó dám Xăm mình làm những công việc nguy hiểm
- Xển = lê lết bằng mông. td: em bé mới biểt Xển
- Xỉa = xiên, nĩa
- Xoạc = rách, thủng. td: rổ, rá bị Xoạc
- Xoèn Xoẹt = lẹ. td: ăn Xoèn Xoẹt, làm Xoèn Xoẹt
- Xơm Xởm = cắm đầu cắm cổ, cứ để nguyên vậy. td: chân cẳng dơ bẩn vậy mà cứ Xơm Xởm lên giường
- Xược = ngược, xược xạo, ngược ngạo. td: sao mày có cái tính Xược vậy.
- Xược Xạo = chướng ngược. td: sao mày Xược Xạo vậy hở thằng kia
II) Thành Ngữ - Châm Ngôn - Ngạn Ngữ
- Anh Đứt Gióng Gặp Chị Gẫy Đòn: rau nào sâu đấy
- Ăn No Bỡn Tuồng: no cơm rững mỡ
- Ăn Tốn Cơm Ỉa Rác Đồn: chẳng được cái tích sự gì, ăn hại
- Anh Năm Mưa Gặp Chị Bảy Nắng:
- Anh Đứng Nắng Gặp Chị Nửa Ngày: rau nào sâu đấy
- Bắt Mòi Bỏ Bếp: (câu thần chú mỗi lần có bé trai nào bị sưng da quy đầu, lấy đũa tui vùi tro ấm gắp đầu dái bỏ vào trong bếp, một lúc sẽ hết sưng )
- Bặt Thì Ăn Không Bặt Thì Thôi: tiện thì ăn không tiện thì thôi
- Cá Đối Bằng Đầu: anh em ngang hàng
- Cái Mớ Ma Ma Ấy: thứ chả ra gì
- Cái Nhìn Xa Là Cái Nhìn Khôn
- Chẳng Đâu Với Xoan: chẳng đâu ra đâu
- Chẳng Đi Đến Cái Thế Giới Nào: chẳng đi đến đâu, chẳng đâu vào đâu
- Chẳng Mỉu Nào Cặp Với Mỉu Nào: chẳng thành đôi, cọc cạch
- Chất Lửa Bên Kiềng: làm trơi hới
- Chết Đi Cho Nhỏ Mả: đồ ăn hại
- Chị Em Dâu Như Bầu Nước Đánh: chị em dâu ít hòa thuận
- Chó Má Gà Qué
- Chợ Nào Chẳng Có Chị: chỗ nào cũng có mặt
- Chước Như Chước TL
- Con Bà Vậy Mới Bấy Nhiêu Tiền: tiền nào của đấy
- Con Phi Dê Là Con Chó Xù, Đứng Bên Tao Làm Tao Mất Hồn (đồngdao)
- Chưa Thấy Người Đã Thấy Tiếng: ăn sóng nói gió, lúc nào cũng choàng choạc
- Có Đái Ra Vấy Mới Trây Ra Quần: không có lửa tại sao có khói
- Có Người Có Tiếng: kiểu góp gạo nấu cơm chung
- Cơm Hai Khoai Một: thuộc loại có đồng ra đồng vào
- Cuống Cà Cuống Niễng: vội vàng
- Cựa Càng Cựa Niễng: câu giờ, lâu la, làm gì mà lâu la
- Cựa Như Giòi: không lúc nào yên
- Cười Lươi Nước Đái = cười quá trời cười
- Dụng người tài, đãi kẻ thân cận
- Đắt Đâu Bâu Đấy
- Đầu Gối Quá Tai: thứ lười biếng
- Đầu To Khó Chui: chức to phải chịu thiệt
- ĐềnLiền Táo Tươi: đến ngay tức khắc
- Đít Một Đít Cứt: cái xà trước mắt, không thấy, lại thấy hạt cát trong mắt anh em
- Đom Đóm Tối Đầu Sáng Đít: Học hành thì dốt mà nhịch ngợm, nói tục thì giỏi
- Độc Xứ Thanh Hơn Lành Xứ Nghệ, Tệ Nhất Là Xứ Nam
- Được Thể Dễ Nói Phét: được lướt
* Gà Trống Gà Mái Gà Mái Ghẹ (đồng dao)
- Hò Voi Bắn Súng Sậy: miệng hùm gan sứa; đánh trống bỏ dùi
- Hởi Lòng Lởi Dạ: mát lòng mát dạ, được lòng
- Huýt Sáo Ráo Nồi: (nghĩa bóng: đú đỡn cho lắm chỉ có nước sạch ruột)
* Khi Sống Bà Ăn Cá Chai, Đến Khi Bà Chết Trăm Hai Lá Cờ (đồng dao)
* Khi Sống Bà Ăn Cá Thèn, Đến Khi Bà Chết Trống Kèn Đi Đưa (đồng dao)
- Lành Không Muốn, Muốn Mang Dành Thủng Trôn: liệu hồn đấy
- Lành Làm Thúng, Thủng Làm Mê
- Liên Thuyên Bách Nguyệt: liên tu bất tận
- Linh Hồn Gác Mang Tai: linh hồn lìa khỏi xác
- Lo Hàn Lo Nhiệt: cái gì cũng lo
- Lưng Như Chó Trèo Giàn: cái thứ lưng dài chỉ tốn vải
- Ma Trơi Rắn Mối: chẳng ra gì
- Mặt Làm Sao, Quản Bao Làm Vậy: mặt sao ngao vậy (nghĩa đen), nhìn mặt mà bắt hình dong
- Mặt Tai Tái Bú Dái Ông Già (đồng dao)
* Mỏ Xìa Xìa Lấy Cái Thìa Úp Lại, Mỏ Cong Cong Lấy Roi Song Đánh Mỏ (đồng dao)
- Nay Mày, Mai Tao: đồng lõa
- Nắng Này Mà Hoa Không Héo: sao mà tở tác vậy, điệu thế
- Nghèo Hay Khoe, Giàu Hay Che
- Người Gì Bảo Ăn Cứt Cũng Ăn: ám chỉ người ai bảo gì cũng tin
- Ngu Đần Bị Khinh Thông Minh Bị Ghét.
* Ngựa Phi Long Không Ai Dám Cưỡi, Đất Hà Nội Không Ai Dám Cày, Nhà Ăn Mày Không Ai Dám Ở (câu đố)
- Nhân Sao Vật Vậy: suy bụng ta ra bụng người
- Nhất Tắt Quáng, Nhì Rạng Đông: nói về nghề biển đánh cá lúc chạng vạng nhiều cá hơn lúc rạng đông
- Nhỏ Đầu Mà To Dái: nhỏ tuổi nhưng vai vế lớn
- Nói Như Lèn: nói như cái máy
- Nóng Nước Đỏ Gọng: thấy lợi đứng ngồi không yên
- Nồi Nào Trống Nởi: nồi nào úp vung đấy
- Nước Vầy Chỉ Có Bà Thới Lội (câu ví)
- Sóng To Gió Cả: hứng chịu những thử thách hiểm nghèo (gần như là trên đe dưới búa)
- Sờ Mập Phập Gầy: sờ béo đéo gầy
- Sợ Như Sợ Quỷ Sợ Thánh Giá: co rút người, sợ hãi
- Súng Bằng Da, Đạn Bằng Hơi, Nhằm Chân Bắn Mũi (câu đố)
- Tai Lành Tai Điếc: làm ngơ, giả điếc làm ngơ, làm thinh, làm lơ
- Tai Ngược Xược Xạo: làm những chuyện ngược ngạo
- Thỏng Nang Quen Xác: quen thói lười biếng
- Thui Ra Mới Biết Béo Gầy, Tra Rìu Vào Cội Mới Biết Cây Cứng Mềm
- Tiền Bạc Là Mồ Chôn Hạnh Phúc
- To Đầu Khó Chui: làm chức lớn ưa bị để ý
- To Xác Ác Mỏ: lớn xác mà còn chơi xược
- Tránh Được Bãi Nước Đãi Lại Giẫm Ngay Bãi Cứt Thúi
- Trao Gái Cho Bác Khác Nào Trao Ác Giữ Trứng: nói về chó dái Hồ chí Minh
- Trò Nào Trống Nỡ: nồi nào vung nấy
- Tư Cách Gì Và Đại Diện Cho Ai: chả là cái thá gì cả
- Uế Bá Về Húp Nước Ghẹ
- Vừa Bằng Cổ Tay Đâm Ngay Xuống Ruộng (câu đố)
* Vừa Bằng Đầu Ngón Tay, Thay Lãy Cục Máu, Đến Ngày Tháng Sáu, Con Cháu Đi Tìm (câu đố)
- Xôi Hỏng Bỏng Không: trật vuột hết, chả được cái nước mẹ gì
- Âm: rau cắt khúc nấu canh với chút mỡ. td: rau muống Âm; Âm rau muống
- Ấp Sấp = sấp. td: nằm Ấp Sấp
- Ăn = mua, tậu. td: Ăn phần nghề; Ăn cái bảo hiểm
- Ăn Nạt = bắt nạt; td: cái thằng chuyên môn Ăn Nạt con nít
- Ăn Như Tằm Ăn Lên = ăn nhiều
- Ắng (ắng)= yên, ổn; td: công việc đã Ắng chưa
- Ba Trạng = nói quá, rởm. td: nó là cái thằng Ba Trạng
- Bá = cha, ba, bố. td: Bá choa (bố tao)
- Bá Mày = mày (tiếng kêu thân thiện cho bọn nam lớn tuổi đồng lứa); td: khỏe không Bá Mày.
- Bách = mát, dở người. td: thằng quá Bách đi
- bánh Da Bò = bánh tráng phơi nửa nắng còn dai
- bánh Khảo = bánh in
- bánh Lá = bánh giò
- bánh Lọc = bánh cuốn, bánh ướt
- bánh Mật = bánh ít
- bánh Tráng ba làng = bánh tráng có thêm hành, mè, nước mắm
- Bác Hồ (Cụ Hồ) = cái dái
- Bát = bên phải (nghề biển)
- Bảnh Chọe = chình ình; td: ngồi Bảnh Chọe ra đấy
- Bạo = gan, can đảm, khỏe. td: sao mày Bạo (gan) vậy; nó bạo lắm (một mình nó chấp hai thằng)
- Bẩy = bay. td: vậy vá Bẩy
- Bẳm = bồng bế. td: Bẳm em
- Bắt = nhón (lén lút); td: lại Bắt (để dành xxx mà ăn cơm)
- Bặt = đẹp, được. td: bặt gái
- Bặt = tiện; td: Bặt thì ăn không Bặt thì thôi
- Bặt Dại = đẹp đời; td: con bé trông Đẹp Dại
- Bẹt = chót, đứng bẹt, đứng chót. td: học hành gì mà tháng nào cũng đứng Bẹt
- Bếu Đây = bấy nhiêu; td: sao có Bếu Đây thôi
- Bị Cặng = chầu bậu, bí xị. td: nhìn mặt y như đứa Bị Cặng vậy
- Biệt Bong = biệt tích, mất tăm hơi. td: đi đâu Biệt Bong cả ngày như vậy
- Bỏ Đực = heo nọc cho làm chuyện mây mưa
- Bỏng Cổ = rát hơi, mỏi miệng. td: nói Bỏng Cổ
- Bốc Lú: trò chơi con nít dùng ốc cườm chơi bốc lú
- (con) Bồn Bồn = con dông
- Bồng, Bùng = trào; td: Bùng nước (trào nước)
- Bồng = chấp lại, buộc, tóm, cột. td: Bồng lưới hai (thành vạng lưới dài)
- Bồng Bồng = trái bòn bon, trái mận (tiếng miền Nam)
- Bổ = té, ngã. td: đi đứng phải cẩn thận coi chừng Bổ
- Bờ Hồi (Đầu Hồi) = hông nhà
- Bỡn = chơi. td: tao nói Bỡn vậy đấy mà
- Bộ Đội = quê mùa, dốt, cả quýnh; td: thằng nhìn quá Bộ Đội đi
- Bủn = nhão, mềm. td: muối mắm không đủ mặn, cá ăn Bủn quá
- Bứt = hái, ngắt. td: Bứt keo
- Cang Cảng = cứng, ương ngạnh. td: nói vậy mà mày vẫn Cang Cảng cổ
- cá Bắc Bì: loại cá mắm ướp thiếu muối
- cá Bò Kìa = cá chốt
- cá Bôi = cá lầm nhỏ, cá trích nhỏ
- cá Bông = cá làm chà bông
- cá Cháo = cá khoai
- cá Chỉ Hoẻn = cá chỉ nhỏ
- cá Chuối = cá trào, cá lóc, cá quả
- cá Dãnh = ?
- cá De = cá bôi, cá lầm tể (loại cá mới làm giấy khai sinh)
- cá Đao = cá hố
- cá Đình Định = cá thòi lòi
- cá Đốm = cá nục
- cá Đốm Láo: (người miền Nam gọi đại là cá ngân hay cá bạc má)
- cá Eo = cá sòng
- cá Gai = cá thiều
- cá Ghé = cá ét
- cá Ghim = cá đuối
- cá Hồng Hoang = cá bả trầu
- cá Lá La = cá đuối
- cá Lanh = cá rựa
- cá Liền Bơn = cá lưỡi trâu, cá thờn bơn
- cá Linh Kình = cá kình
- cá Lưỡng = cá đổng
- cá Ngãng = cá niệt, cá liệt
- cá Ngạnh Địt = cá ngạnh con, cá thiều con
- cá Ngạnh = cá thiều nhỏ
- cá Ngào = cá kho tộ
- cá Theo Cước = cabo fish
- cá Trỏng = cá cơm
- cá Ù = cá ngừ
- cá Uốp = cá đù
- Cái Giải gì = gì, cái gì; td: chẳng ăn được Cái Giải Gì
- Cái Ma = cái trò, tích sự, nên việc; td: làm chả ra Cái Ma gì cả
- Cáo Cạnh = toanh; td: mới Cáo Cạnh (mới toanh)
- Cáo Cộ = ma cỏ (nhân vật tưởng tưởng dùng nhát con nít). td: nín, không con Cáo Cộ cắn bây giờ
- Cáp = cá. td: đánh Cáp; tao Cáp mày đấy
- Cà Ghém = cà pháo
- Cả Thể = to lớn, trọng đại. td: việc Cả Thể
- Canh Chanh = canh nước lọc pha với chanh, nước mắm
- Cạnh Lòng = động lòng. td: nói khoé làm cho người ta Cạnh Lòng
- Cậy = bên trái (nghề biển)
- cây Sa Mục = cây dương
- Cẩy = quá . td: điếc Cẩy (điếc quá)
- Căm Căm (Ghẹ Mậy) = còng, dã tràng
- Cằn = quằn, ám. td: có cái quần mới cứ Cằn cả ngày
- Cằng = no, căng. td: ăn Cằng bụng
- Cặng = dọng xuống bằng gót chân; td: tao Cặng cho một cặng bây giờ
- Chai Ba = 3 chai xị. td: đi mua cho bá mày Chai Ba rượu
- Chang = cây dùng đánh mắm nhút, ruốc
- Chang Chang: một loại giống như ngao nhưng nhỏ và mỏng vỏ hơn, ăn ngọt nước hơn
- Chao Mẹo = cha mẹ. td: Chao Mẹo ơi (cha mẹ ơi)
- Chả Cạnh = sườn heo cắt khúc ram cháy với mẻ, đường, nước mắm, tiêu, sả
- Chạch = nổi lằn, con trình
- Chàng Nạng = ná, giàn súng giây thun
- Chày Đâm Cứt = chân heo
- Chách = tách. td: Chách cua, Chách ghẹ
- Cháng (lưới hai, ba) = cái ngáng vắt lưới
- Chảy Nước Mắt Sống: cay mắt
- Chạo = cắn, cãi; td: sao bay cứ hay Chạo nhau vậy bẩy?
- Chạnh = con ba ba, rùa biển
- Chạy Có Cờ = chạy gấp rút, chạy vắt giò lên cổ; td: nó rượt tao Chạy Có Cờ
- Chân Sa: một loại vi khuẩn cắn chân ngứa ở những nơi có nước mưa chượm
- Chắc Mẫm = chắc chắn; td: tao Chắc Mẫm rồi mà lại không xẩy ra như vậy
- Chèo Dọc = người điều khiển lèo lái con thuyền
- Chẻ: dùng làm tiếp vĩ ngữ. td: vậy đấy Chẻ
- Chẻo = nước sốt làm bằng cá (tôm) nấu chung với mẻ, hành lá, tiêu, ớt, đường, ruốc ăn với gỏi cá
- Chết = tốn; td: canh rau mè cà ghém ăn Chết cơm
- Chết Khát Nước = tha hồ uống nước. td: ăn mặn như vậy rồi Chết Khát Nước
- Chim Chim = nho nhỏ. td: nắm cơm Chim Chim
- Chính Cống = đích thực, đích thị. td: choa Chính Cống là dân gốc Ba Làng
- Chị Giáo = ma sơ dậy học, nữ tu
- Choa = tao, tôi (“choa” dùng thân thiện hơn “tao” và gần gũi hơn “tôi”)
- Choàng Choạc: tiếng nói to oang oang như có đứa lấy dùi đục tọng vào tai (Ba Làng nhận ra nhau bằng thứ âm giọng đặc biệt này)
- Choành choạch = suốt, liên hồi. td: đi Choành Choạch cả ngày không lúc nào ngơi
- Choác = to. td: chọc được trái keo quá Choác
- Choạc = dạng, xoè. td: Choạc chân ra
- Choèn = toét mắt. td: cái O này, sao mà mắt O Choèn vậy
- Chó Cút Chưa Mở Mắt = trai tân chưa từng lâm trận
- Chó Dái = loại đàn ông lăng nhăng hết bà này bà nọ. td: thằng Chó Dái (chó dái Hồ chí Minh)
- Chọc = khều, thọc; td: Chọc ổi (khều ổi)
- Chọc Đa Chọc Đảnh = (ráp, hay) trêu ghẹo. td: bay cứ Chọc Đa Chọc Đảnh cả ngày
- Chòe =cùn, phình. td: ngòi bút bị Chòe đầu
- Chọt = ục, thoi, đấm. td: Chọt vào mặt
- Chối = dội ngược; td: ném cục đá bị Chối lại vào đầu
- Chột Dạ = đau bụng. td: ăn nhiều cá nục gai dễ bị Chột Dạ
- Chơi Hới (Trơi Hới)= chiếu lệ, không cố công. td: làm cho thật, đừng có làm Chơi Hới
- Chớt = nhão, nhão nhẹt, chỗ được chỗ nhão. td: cơm Chớt
- Chớt Nhả = đùa giỡn, không đứng đắn. td: cái thằng lúc nào cũng Chớt Nhã
- Choẳn = cụt ngũn; td: ngắn Choẳn
- Chủm = chỏm, núm. td: chủm vú, Chủm bánh mì
- Chực Chõm = ngóng trông, đứng ngồi không yên; td: đợi ai mà cứ Chực Chõm hoài vậy
- Chuột Chúi = chuột chù
- Chuyên Môn = thường xuyên, hay. td: cái thằng Chuyên Môn trốn học
- Chực = đợi. td: mày Chực ở đây lâu chưa
- Coi Mòi = coi bộ, có lẽ. td: thằng Coi Mòi mê mệt con bé đó rồi
- con Chợ Cùng
- Có Mà Biết = ai mà biết, biết đâu đấy.
- Có Ngọn = đầy ắp. td: đầy Có Ngọn
- Có Tội Là = có điều là. td: làm cái đó cũng được, Có Tội Là (có điều là) phải xin phép trước
- Cóng = vại, lu. td: Cóng vú, Cóng Lỡ, Cóng da lươn
- Cóng= các ông. td: Có phải không Cóng (các ông) ạ?
- Cò: gọi những người có con trai đầu lòng (o Cò, anh Cò, chị Cò, bá Cò)
- Cú= cốc, khõ. td: Cú đầu
- Cuống Cà = vội vàng. td: chưa gì mà đã Cuống Cà như vậy
- Cúp = hớt. td: Cúp tóc (hớt tóc)
- Củ Đổ = củ đậu, củ sắn
- Củ Thìu Biu = dái. td: có cái Củ Thìu Biu ông đây nài
- Của Nả = của cải. td: Của Nả đâu mà cho mãi
- Cựa Càng Cựa Niễng = cà rịch cà tàng, nhẩn nha. td: tới giờ rồi mà sao vẫn còn Cựa Càng Cựa Niễng.
- Cưm = cơm
- Cứng Đong Đỏng = cứng quá. td: gạo gì nấu cơm ăn Cứng Đong Đỏng vậy
- Cược = giỏi, cáo, lão luyện. td: chơi thành Cược
- Dại = khôn, đời. td: sao Dại (khôn) vậy; đẹp gái Dại!
- Dâu Da = sui gia
- Dễ Ngươi = khó bảo, cứng đầu cứng cổ. td: thằng Dễ Ngươi (còn có từ nữa là Rắn Mắt Dễ Ngươi)
- Dện = dọng, đánh. td: tao Dện bỏ mẹ mày bây giờ
- Do Dỏ = kho khỏ?
- Dòm = vẹm. td: con Dòm (con vẹm)
- Dông = chạy. td: ta Dông thôi
- Dợt = tái. td: mặt Dợt (mặt tái nhợt)
- Dứa Ngô = ngô đồng. td: cây Dứa Ngô (cây ngô đồng)
- Đao Linh Hồn = mất, chết. td: vả cho một vả mà Đao Linh Hồn bây giờ
- Đách = đếch. td: có cái Đách tao đây nài
- Đánh = se. td: Đánh nhợ (se nhợ)
- Đánh Động = chung nhau làm thịt. td: Đánh Động con lợn
- Đáo = đéo, chửi. td: Đáo mẹ (đéo mẹ) bay chứ; cái thằng hơi tí là Đáo
- Đáo Để = dễ sợ, không vừa. td: to Đáo Để; đẹp Đáo Để; con bé đó Đáo Để lắm
- Đáy = giới thiệu, truyền miệng. td: Đáy nhau (truyền miệng cho nhau)
- Đã Nư = hết cơn. td: nói cho Đã Nư
- Đại = rất, đời. td: Đại ngon. ăn Đại ngon; ngon Đại (đời) cơ!
- Đại Lãn = lười biếng, dơ dáy. td: nó là cái thằng Đại Lãn
- Đại Nam = lớp thanh niên đã có vợ hay lớp tuổi quá trung niên được sắp xếp trong các lớp kinh bổn
- Đại Nữ = lớp thanh nữ đã có chồng hay lớp tuổi quá trung niên được sắp xếp trong các lớp kinh bổn
- Đầu Choày = đầu cu, đầu dái
- Đầu Hồi (Bờ hồi) = hông nhà
- Đầu Mối Tội Đầu = nguyên do. td: Đầu Mối Tội Đầu cũng là nó.
- Đẩn = khúc; td: người gì chỉ có một Đẩn; một Đẩn gỗ
- Đẫy = cố, nhiều, lắm. td: lấy cho Đẫy vào
- Đẳng = đó. td: đi lại đàng Đẳng đi (đi lại đàng đó đi)
- Đi Bạn: tổ hợp của những người làm chủ chiếc thuyền nhưng không lãnh phần lèo lái con thuyền
- Đi Bờ = đi cầu (đi ị)
- Đi Đổi: đi buôn đổi hàng lấy hàng (đổi mắm lấy lúa)
- Đi Đoong: mất mạng, tới số, mất hết. td: Đầu tư cái kiểu đó thì coi như vốn liếng Đi Đoong. Mày đụng đến thằng đó đời mày Đi Đoong.
- Đi Rổi: nghề buôn bán cá theo kiểu buôn thúng bán mẹt
- Đi Trẩy = đi buôn. td: Đi Trẩy nước mắm
- Đi Gõ = đi biển làm nghề Gõ
- Điếc Cẩy Điếc Chương = quá điếc
- Điếc Mũi = lắm. td: thơm Điếc Mũi (thơm lắm)
- Đinh Tai Nhức Óc = điếc tai. td: nói Đinh Tai Nhức Óc
- Đóng Phăng = bỏ áo trong quần. td: (ra lệnh) Đóng Phăng lại.
- Đỏng Đảnh = điệu bộ
- Đỏ: gọi người mới lập gia đình. td: o Đỏ, bá Đỏ, anh Đỏ, chị Đỏ
- Đỏng Đa Đỏng Đảnh = vờn qua vờn lại, õng ẹo; td: lúc nào cũng Đỏng Đa Đỏng Đảnh
- Độc = toàn; td: bữa ăn Độc là rau
- Đố Ngô = bắp ngô
- Đốc Ra = phải cái, khi không sinh ra; td: nhà Đốc Ra thằng đó
- Đổ Đồng: hy sinh lợi tức của một ngày làm việc để góp của xây dựng việc chung
- Đổ Xấu Đổ Hổ = làm xấu hổ, làm xấu mặt. td: ăn uống tham lam thấy Đổ xấu Đổ Hổ
- Đời Cố Hỷ Nào = lâu lắm rồi. td: chuyện đã xẩy ra từ Đời Cố Hỷ Nào
- Đớ = ngây ngô, vô duyên; td: thằng nhìn quá Đớ
- Đớ Mà Dở = vô duyên (xuất phát từ Ba Làng hải ngoại)
- Đũa Tui = đũa sắt gắp than bếp
- Đủn = ngâm lâu, tắm lâu. td: Đủn cả ngày dưới sông
- Được Lướt = làm tới. td: thấy không nói lại Được Lướt
- Ế Cẩy Ế Chương: quá ế; ế vượt thời gian
- Gai = chướng. td: nhìn thấy Gai mắt.
- Gái Quạ Mổ = đĩ thỏa; td: đồ thứ gái Quạ Mổ
- Gãnh = cãi nhau, tranh nhau. td: sao bọn bay hay Gãnh nhau vậy?
- Gại = liếc qua liếc lại. td: Gại dao (liếc qua liếc lại con dao)
- Gây Gây = ớn lạnh. td: cảm thấy Gây Gây trong người
- Gắt = mặn chát. td: nước mắm Gắt quá
- Ghẹ = cái nang, cái hĩm. td: có cái Ghẹ tao đây nài
- Ghẹ Mậy = con còng, dã tràng
- Ghịch = quẹt (ngón tay). td: Ghịch giây thun
- Gia Gia = nhiều ra, nhiều nhiều. td: hôm nay nhà có khách, nhớ nấu Gia Gia cơm
- Già Khằng = già khú để, quá già. td: gà Già Khằng thịt ăn dai bỏ mẹ
- Già Khú Đế = quá già. td: nhìn Già Khú Đế
- Già Là = toàn là, rặc là. td: chà rảo gì được Già Là cá tím
- Giả = nói chơi, nói giỡn. td: tao nói Giả vậy mà mày cũng tin
- Giả = hả (dùng làm tiếp vĩ ngữ). td: sao mày béo vậy Giả? vậy vá giả (thật vậy à)?
- Giã Gạo = thụp lặn sắp chết đuối. td: nó mới bị Giã Gạo đấy
- Giại = patio cover, mái lợp che dựng sát hiên nhà (tiếng phổ thông của VN không có từ ngữ này)
- Giật Xoái Mình = hú hồn, giật nẩy mình. td: tiếng thét làm cho nó Giật Xoái Mình
- Giăng Cang = giăng nắng. td: người chứ đâu phải cá mực mà lúc nào cũng Giăng Cang phơi nắng
- Giăng Quáng = đánh lưới đêm. td: đi Giăng Quáng
- Giê = ném hỏn, liệng hỏn. td: cục hỏn này Giê mám trạch
- Giê Ra = dang ra. td: tụi bay Giê Ra
- Giê Mai Gia = “Giê Su Ma”
- Gion = ốm, gầy, thon. td: nhìn mày kỳ này Gion người rồi đấy
- Gióng = mặc [le(có ý chê trách)]. td: có cái áo mới Gióng suốt
- Giò = chân, cẳng (ám chỉ những người cao ngồng). td: Thi Giò, Hoạt Giò.
- Gò = tán, cua. td: Gò gái (tán gái)
- Gọng = cẳng, càng. td: nằm chỏng Gọng, Gọng cua
- Gờ = đồ kê, đồ chêm. td: cái Gờ hớt tóc
- Gớm: tởm, ghê; td: nhìn Gớm vậy
- Gớm Gủa Gớm Ghiếc: quá quắt
- Gứm = tởm, ghê, dữ dằn. td: nhìn Gứm vậy
- Hay = kỳ cục. td: mày làm cái gì Hay vậy (mày làm cái gì kỳ cục vậy)
- Hám = ham. td: đồ Hám ăn
- Hạt Tiêu = ớt;
- Hạt Tiêu Ré = ớt hiểm
- Héo = ốm, khô đét. td: độ này nhìn sao mày Héo quá vậy
- Hình = trò, cơm cháo. td: làm chả nên Hình (làm chẳng ra trò, làm chẳng nên cơm cháo)
- Hình Tượng = hình hài. td: nhìn không còn ra Hình Tượng cái gì nữa
- Hoa Cái Mẹ Mày (phục sinh hoa cái mẹ mày) = cái mèo mẹ mày
- Hoa Lá Cành = cải lương, hoa hoè
- Hoa Thầu Đại = hoa sứ, hoa thời đại
- Hoang = ma. td: con cái nhà Hoang nào vậy
- Hoe: gọi những người có con gái đầu lòng; td: o Hoe, anh Hoe, chị Hoe, bá Hoe
- Hỏn = miếng ngói dùng ném đáo. td: cục Hỏn này giê mám trạch
- Học Trò Học Vẹt = học trò. td: Học Trò Học Vẹt gì bay.
- Hộc Xì Dầu = nhọc, không kịp thở. td:làm Hộc Xì Dầu
- Hơi = quá (nói móc nghéo). td: Hơi ít (khá nhiều) đấy, Hơi thấp [quá cao] đấy, Hơi gầy [quá béo] đấy
- Hởi Lòng Hởi Dạ: mát lòng mát dạ, được long
- Huông = tông, đụng. td: nhắm mắt nhắm mũi đi huông phải cọc
- Hư Thân = bệ rạc, ốm o. td: trông thằng bé độ này quá Hư Thân đi
- Hứ: ba làng choa "Hứ" lên mỗi lần không bằng lòng với ai
- Hửi = ngửi. td: Hửi mùi (ngửi mùi)
- Hướn = giỡn, đùa giỡn. td: lại Hướn; Hướn cho lắm vào; ăn no rồi lại Hướn
- Inh = điếc. td: Inh tai (điếc tai)
- Ịch = thịch. td: ngồi Ịch xuống
- Kênh Kênh = kên, kên sì po. td: nhìn Kênh Kênh quá mày
- Khám = cám; td: khám heo (cám heo)
- Khấu = móc, mấu; td: khấu con cá lên
- Khén = khan. td: cổ bị Khén
- Khéo Bêu = tở tác, nắng này mà hoa không héo. Td: mày Khéo Bêu
- Khía = dễ, không khó. td: làm cái đó Khía gì; Khía gì làm cái đó
- Kho Ngấu = kho nhừ. td: cá Kho Ngấu (cá kho cho đến khi xương mềm nhũn)
- Kho Ngào = kho tộ. td: niêu cá Kho Ngào
- Kho Ngọt = nấu chua. td: canh cá Kho Ngọt (canh cá chua)
- Khoán = vắt. td: Khoán chanh (vắt chanh)
- Khoản Ta = cái lập là, cái mèo, ghẹ
- Khoảnh = lỏi. td: cái thằng Khoảnh ăn; ăn Khoảnh
- Không = suông. td: cơm Không
- Khự = hạch, (ví như) chó ỉa trịn. td: làm như Khự vậy
- Khứa đó = thằng cha đó
- Kinh Quyển = kinh kệ
- Lại Bảo: là từ ngữ xác định dùng làm tiếp vĩ ngữ cho câu nói. td: tại sao mày lại sợ nó? tự vì nó có súng "Lại Bảo".
- Làm Đỏm = làm khách. td: nhà mời cơm sao bá mày cứ làm Đỏm hoài
- Lấm Lem Lọ Thủi = ở dơ, tay chân dính lấm. td: chơi sao để cho người Lấm Lem Lọ Thủi như vậy
- Làm Nước = tân trang, chùi rửa sơn phết. td: ghe thuyền Làm Nước
- Lang Chang = lạng quạng, xách bách sang bang, chẳng đâu lại đâu. td: độ này tụi nó Lang Chang lắm
- Lanh Chai = lanh lẹ. td: thằng bé được cái Lanh Chai
- Láo Họng = nổ, nói mà không làm. td: thằng chỉ được cái Láo Họng là hay
- Lãng Tính = đãng trí. td: già rồi Lãng Tính
- Lặng Thinh Giả Điếc = im ỉm, im hơi lặng tiếng. td: hỏi mà sao cứ Lặng Thinh Giả Điếc vậy
- Lây = dùng để xác định (tiếp vĩ ngữ). td: vậy chứ Lây!)
- Lẩy = gẩy; td: Lẩy đàn (gẩy đàn)
- Lập Là: tiếng lóng của hĩm, ghẹ
- Lậy = hư. td: rau bị Lậy (rau bị giập)
- Lăng Lăng = đầy. td: Lăng Lăng nước
- Lanh Chanh Lách chách = lau chau
- Lỉnh = trốn, chuồn. td: thằng mới thấy mặt đây lại Lỉnh đâu mất rồi
- Lỉnh Lãng = quanh quẩn. td: mới thấy Lỉnh Lãng đây mà nó đã chuồn đâu mất rồi
- Lọi = dư. td: làm nhiều nhưng không thấy Lọi ra đồng nào
- Lỏng Chỏng = nghiêng ngửa; td: Bổ Lỏng Chỏng
- Lỗ Dầu = thua, chẳng được gì. td: trời động ghe Lỗ Dầu
- Lỗng = phao, vọi
- Lội nổi = bơi; td: Có biết Lội Nổi không?
- Lổn Chổn = cọc cạch, lổm chổm, cái cao cái thấp
- Lùng Đao Đảo Địa = lộn tùng phèng, đảo lộn lung tung. td: sao lưới chài lại Lùng Đao Đảo Địa lên vậy
- Lũy Khiến = tích tụ, lâu năm dày tháng; td: không dọn cái đống rác đó đi mà cứ để Lũy Khiến hoài
- Lữa = quá quen. td: nhìn Lữa mặt
- Lững Tha Lững Thững = đủng đà đủng đỉnh, đi chậm rải
- Lưới Me = lưới rùng
- Ma Xó = xì nẹo, lẹo tẹo; td: cái quân Ma Xó
- Mả = nghĩa địa
- Mãn = mèo
- Man Đời = suốt đời. td: thứ này tốt xài Man Đời cũng chưa hư
- Mẫy = mập
- Mám = dính. td: cục hỏn này giê Mám trạch
- Mậm = mầm, chồi non. td: hạt giống đã mọc Mậm chưa
- mắm Chược = cá (tôm, mực) muối mặn để dành ăn lúc trời động
- mắm Ỉnh = là loại mắm muối lạt để cách đêm có mùi mắm kho với hành, ớt, đường, me (khế), mỡ
- Mặt Thớt = mặt mo. td: nhục như vậy mà còn vác cái Mặt Thớt đi đâu nữa
- Mèo = cái ghẹ, cái hĩm. td: có cái Mèo tao đây nài
- Mễm = mềm, nhừ. td: ăn đòn Mễm người
- Miếu = mèo
- Mo = cái gầu, thùng múc nước
- Mỏ Khoét = ưa ăn vặt. td: con đó là cái con Mỏ Khoét
- Mọi = công không. Td: làm Mọi cho nhà mày
- Một Ọt = nhiều, một đống. td: đi cầu ra Một Ọt
- Mụ = lú lẫn. td: đầu óc của tao bây nó Mụ mất tiêu nói đâu quên đó
- Mửng = kiểu. td: làm ăn cứ cái Mửng này thì …
- Nang = ghẹ, hĩm. td: có cái Nang tao đây này
- Nao = rút ra đổ vô. td: Nao nước mắm
- Nài = này. td: coi Nài; lại đây Nài
- Năm Thắt Nút Nào = đời cố hỷ nào, lâu lắm rồi. td: chuyện đã xảy ra từ Năm Thắt Nút Nào rồi
- Nản = nhát gan, sợ. td: cái thằng Nản như cáy
- Nản Như Cáy = chết nhát
- Nãnh = nãy, từ nãy đến. td: Nãnh giờ (từ nãy đến giờ)
- Ngáo = ngố. td: thằng quá Ngáo đi
- Ngán = sợ, ớn. td: thấy nó to con mà tao Ngán.
- Ngáng = cháng. td: Ngáng lưới ba
- Ngãng = lơ đãng, đớ ra, quên. td: mày làm tao Ngãng ra; tao cũng Ngãng ra.
- Ngãnh = từ đó đến. td: Ngãnh nay (từ hồi đó đến nay)
- Ngẳng = căng, cứng, nứng. td: Ngẳng dái
- Ngấu = chín kỹ, mềm từ trong ra ngoài. td: cá Ngấu, nước mắm đã Ngấu
- Nghẻo Cu Đeo = chết
- Nghỉ = gã, hắn. td: Nghỉ ta (gã ta, hắn ta)
- Nghiễn = chế, nghĩ. td: cái đó có phải mày Nghiễn ra không?
- Ngớp = ớn, choáng váng (cảm giác liêu xiêu rờn rợn khi nhìn từ trên cao xuống). td: nhìn xuống thấy Ngớp quá
- Ngót = cỡ. td: Ngót chừng bao nhiêu
- Ngoài Ngày = sau tết. td: thư thả để Ngoài Ngày (xong tết) rồi hãy tính
- Ngỏi = trông ngóng. td: hết Ngỏi (hết trông ngóng)
- Ngọt Nước = bảnh, láng, mỡ màng. td: con bé trông còn Ngọt Nước chán
- Ngơi = nghỉ; td: làm việc không Ngơi
- Ngục Tối = ngu si, dốt nát. td: cái đồ Ngục Tối
- Ngữ = điệu, kiểu, thứ (có ý mạt sát). td: cái Ngữ đó (cái kiểu đó, cái thứ đó)
- Nha Như Ruốc = nhoe nhoét. td: làm Nha Như Ruốc
- Nham = ốc (mực) luộc xắt mỏng trộn chung với khế, rau thơm, vừng khi ăn chấm nước mắm
- Nhán = con gián
- Nhả Nhơi Nhả Nhớt = chán, ươn ái. td: ăn uống Nhả Nhơi Nhả Nhớt
- Nhác = lười, làm biếng. td: sao bay Nhác vậy bẩy
- Nhác Nhưởi = lười biếng. td: thằng quá Nhác Nhưởi
- Nháo Râm = khoe, khoe khoang. td: lại Nháo Râm nữa rồi
- Nhả = mẻ. td: một Nhả (một mẻ) bắp rang
- Nhẳng = gầy, ốm. td: ăn cái gì mà độ này mày nhẳng vậy.
- Nhậm: nhặm, cộm. td: mắt bị nhậm)
- Nhí = dí. td: Nhí thêm nữa (dí thêm nữa).
- Nhoe nhỉnh = nhoe nhoét. td: làm gì mà Nhoe Nhỉnh cả lên vậy
- Nhỏ Của = quá to, quá bự
- Nhớp = dơ. td: nhà Nhớp quá
- Nhốt = lỗi, bị nhốt, bị lỗi. td: đan lưới bị Nhốt
- Nhút = mắm nêm
- Nhừ = rêm, ê ẩm. td: làm mệt Nhừ; thấy Nhừ người
- Nhử = mồi, châm. td: cho Nhử điếu thuốc, cho Nhử tí lửa
- Như Khướu = vui vẻ, nói huyên thuyên. td: hót, nói Như Khướu
- Nhửi = nhử, dụ. td: Nhửi mồi
- Nhựt = nhật, ngày. td: nước Nhựt
- Như Đá Như Sắt = trơ trơ. td: nói với mày cũng Như Đá Như Sắt
- Nóng Còng = nổi nóng. td: lại Nóng Còng
- Nỏ = cốt. td: nước mắm Nỏ (nước mắm cốt)
- Nổ = cốm. td: ăn Nổ (cốm) không
- Nục = chín kỹ. td: cơm chín Nục
- Nưi Nứí (Nư Nứ) = quà, quà hão. td: làm xong rồi tao cho cái Nưi Nứi
- Nước Bổi = nước long, lấy nước cuối trước khi xác cá trở thành cấn
- Nước Đánh: sau khi làm cá, đầu, ruột còn dư, tiếc bỏ đại vào cóng với chút muối
- O = cô
- O Tê Ót Tót Cứt Cục = chừa, chết. td: đánh cho O Tê Ót Tót Cứt Cục
- Oạc = oè nứt. td: đựng nhiều nặng nên rổ bị Oạc
- Óc Toọc = dê rô. td: không làm bài bị thầy cho ăn Óc Toọc
- Ong Ỏng, Ông Ổng = to họng; td: có gì không mà ca Ông Ổng lên vậy
- Ỏng = ốp, xốp. td: cua Ỏng
- Ố Xê La = đi ra chỗ khác, dang ra
- Phả: khom cơm ném vào miệng. td: Phả cơm
- Phàm = dữ dằn, ăn miếng trả miếng. td: con bé quá Phàm
- Phăng = bỏ áo trong quần. td: đóng Phăng vào
- Phắn = nở. td: gà Phắn, trứng Phắn
- Phoi = phao cuốn bằng rơm, tre để chận bã cá tại nỏ cóng
- Phông = phong độ. td; tướng nhìn còn Phông lắm
- Phục Sinh Hoa Cái Mẹ Mày = mả mẹ mày
- Quá Lẽ Cùng Quá Phép = quá quắt. td: thật là Quá Lẽ Cùng Quá Phép
- Quách Xì Nái = to tổ bố; td: cặp chân Quách Xì Nái
- Quáng = chập choạng tối. td: Giăng Quáng (đánh lưới lúc chập choạng tối)
- Quặc = xược, xước, móc. td: đi đứng cẩn coi chừng bị gai Quặc
- rau Ghém = các loại rau non dùng ăn sống (rau diếp, rau cải)
- rau Mè = rau đay
- rau Tầm Tơi = rau mồng tơi
- Rác = đách, đếch. td: có cái Rác đây nài (có cái đách đây này)
- Ráp = hay. td: sao Ráp nói vậy
- Rát Hơi = mỏi miệng, bỏng cổ. td: nói Rát Hơi
- Ràng Ràng = rõ ràng. td: tội Ràng Ràng ra đó mà còn cãi
- Rảnh Rái = rảnh rỗi, rảnh rang
- Rắn Mắt Dễ Ngươi = khó bảo, cứng đầu. td: nói đến vậy mà vẫn cứ Rắn Mắt Dễ Ngươi
- Rặc = toàn, hoàn toàn. td: chà rão gì Rặc là cá tím
- Roi Song = roi mây
- Rong = quen. td: Rong chân Rong cẳng đi chơi
- Rong Đàng = quen thói hay đi chơi. td: sao mày cứ Rong Đàng cả ngày vậy
- Rống Thượng Rống Hạ = hát hò ông ổng. td: cái thằng cả ngày Rống Thượng Rống Hạ
- Rua = đồng ý, bắt tay. td: Rua cái coi
- Rứng = dựng, đội. td: Rứng ghe lên (đội ghe lên)
- Sắng = nhắc (nhưng không làm). td: hay Sắng; thày Sắng; mày chỉ được cái hay Sắng
- Sảnh = vỏ ngao, sò, hến đã bị sóng biển giập nát
- Sầu = giập. td: rau bị Sầu, đảo rau cho Sầu đều
- Sính = nhỉ, dính. td: tay Sính quá
- Sính Sáng = theo, đeo bám. td: cái thằng hay Sính Sáng
- Sóc = sắc. td: chua sóc (giống như trái dứa, trái kiwi chua làm rát lưỡi); trái dứa ăn chua Sóc
- Sơ = quậy, đánh. Td: lấy môi Sơ nồi cháo lên
- Sơ = lục, vét. td: Sơ nồi (lục nồi)
- Sở = lo, sửa soạn, liệu. td: Sở mà xuống đi xưng tội đi không
- Sỏi = đẹp. td: thằng bé dạo này trông Sỏi trai tợn
- Sưa = thưa. td: đan lưới Sưa mặt quá
- Sục = tìm, lục lạo. td: Sục cơm nguội
- Sửa = ăn. td: làm dấu rồi thì ta Sửa thôi
- Sượng = chưa chín tới. td: cơm còn Sượng, khoai luộc còn Sượng
- Tả = vả. td: tao Tả cho một Tả bây giờ
- Tai Xay = tai lãng, điếc. td: tai như Tai Xay
- Tao = sên, ngào. td: Tao đậu xanh cho cạn nước
- Táng = đập, xáng. td: tao Táng cho một bạt tai bây giờ;
- Táp Nhoang = tùm lum, chả đâu ra đâu. td: nói Táp Nhoang
- Tàng Tàng = tà tà. td: làm Tàng Tàng, đi Tàng Tàng
- Tạt = tát, bợp tai. td: Tạt cho nó vài Tạt
- Tắt Quáng = trời bắt đầu tối
- Tẩn Ma Tẩn Mẩn = táy máy. td: mày lúc nào cũng Tẩn Ma Tẩn Mẩn
- Te Tưa = tựa cái mền rách, tả tơi. td: đánh Te Tưa
- Tế: làm phụ ngữ cho “đi”. td: mày tính Tế đi đâu vậy
- Tế = bừa bãi, vất vưởng. td: lại bỏ Tế ra đấy
- Tể = nhỏ. td: cắt Tể, cá Tể (cá nhỏ)
- Tê Tể = nho nhỏ. td: mấy cái thằng Tê Tể đi đâu rồi
- Tể Của, Nhỏ Của = to vậy, bự vậy. td: coi Tể Của cà
- Tha Lả = buông thả. td: áo sống Tha Lả
- Thanh Thấu: Lịch sự. td: ngồi ngay ngắn lại cho Thanh Thấu
- Tháo = chạy, bỏ đi. td: Tháo thôi các thày ơi
- Thăm Bác = đi ỉa
- Thâm Như Trời Rài = tái. Td: mặt Thâm Như Trời Rài
- Thắt Nút = lâu lắm rồi. td: hết từ cái năm Thắt Nút nào đến giờ
- Thặc = chọc, khấu, giật. td: có muốn đi Thặc keo với choa không
- Thặc = nhẩy. td: chơi Thặc cò cò (chơi nhẩy cò cò)
- Thất Bát = không đều, mất mát, trồi sụt, thua lỗ. td: mùa màng Thất Bát
- Thẻo = thiến. td: Thẻo cu
- Thiên Rồng = xương rồng
- Thiết Cốt = cần thiết, thiết yếu, thân thiết. td: anh em Thiết Cốt
- Thí Thó = thân, thân thiết. td: bạn Thí Thó
- Thỉn = nịnh. td: thằng hay ưa Thỉn
- Thoái = bỏ, thoái thác, rút lui. td: chả còn đứa nào ở lại, tụi nó Thoái cả rồi
- Thong Long = huông. td: vướng phải cái Thong Long xui xẻo
- Thón = thót. td: thón hòn dế
- thơm Điếc mũi = quá thơm
- Thôi => td: áo nhuộm đem giặt màu bị Thôi
- Thu Đủ = trái đu đủ
- Thưỡn Xác = nằm dài. td: ăn no Thưỡn Xác
- Thượng = say, đỏ mặt (do ăn cá mắm). td: ăn mắm cá đốm gai dễ bị Thượng
- Tích = khó tiêu. td: ăn nhiều sơ mít coi chừng bị Tích
- Tinh = hay, thường xuyên. td: cái thằng Tinh là trốn lễ
- Tịt = tuyệt sản (ý nói những người không có con). td: Giáp tịt, Ất tịt
- Tổ Chảng = lớn, quá lớn, choác. td: củ khoai to Tổ Chảng
- Toang Hoảng = mất mát lớn, to tổ bố. td: lưới rách một miếng Toang Hoảng
- Toét Tòe Loe = tùm lum. td: làm sai Toét Tòe Loe
- Tọng = nhét, ăn. td: Tọng cho lắm vào rồi kêu đau bụng
- Tở Tác = le lói, xum xoe. td: Tở Tác vừa thôi
- Tớt (dừa) = cơm (dừa). td: Tớt dừa, Tớt nhãn
- Trạch = mức, lằn vẽ, biên giới. td: cục hỏn này giê mám Trạch
- Trại Trại = trầy trậy, trần. td: đi nắng mà sao lúc nào cũng để đầu Trài Trại ra vậy
- Tràng = ghé, tấp, tạt. td: về thẳng nhà, không được Tràng vào nhà ai cả
- Tràng = trường. td: nhà Tràng
- Trãng = Phẳng lặng, lặng, yên. Td: trời Trãng; biển Trãng như bát mỡ
- Trạng = ba hoa chích chòe, nói quá, nói không thật, khoác lác. td: thằng hay nói Trạng
- Trật = lật, lột. td: Trật quần, Trật dép
- Trây = dính vào, vướng vào. td: chớ có Trây vào ma túy mà vong mạng
- Trầy Trậy = (coi chữ Trài Trại)
- Trẻ = con nít, mấy đứa nhỏ. td: uế Trẻ; trò Trẻ
- Trẻ Mỏ = con nít, tụi trẻ. td: Trẻ Mỏ đâu cả rồi
- Trẹo = trặc (chân). td: chân bị Trẹo
- Trệt Như Chó Sa Đom = Lì lợm
- Triến = suốt, không lúc nào ngưng, lẹ. td: lắc Triến; tay chân lúc nào cũng Triến
- Trỉn = loáng, nhiều. td: canh Trỉn mỡ
- Trở = hư. td: nước mắm bị Trở
- Trơi Hới = chiếu lệ, không cố gắng. td: làm việc Trơi Hới như vật thì đến bao giờ mới xong.
- Trời Rài = trời trở gió kéo theo mây đen u ám
- Trung Nam = lớp thanh niên chưa vợ được xếp trong các lớp học kinh bổn
- Truột = phỏng. td: cẩn thận nóng coi chừng bị Truột
- Tướt = chảy. td: đi Tướt, ỉa Tướt
- Tự Vì = tại vì. td: choa đánh nó Tự Vì nó đánh choa trước
- Từ Đời cố Hỷ nào = từ thuở nào. Td: đã làm xong Từ Đời Cố Hỷ nào
- Ú Đùng ?
- Ục = đấm, thụi. td: tao Ục mày bây giờ
- Uế = ớ, ê. td: Uế bay, Uế thằng kia
- Uề = trào ra, đẩy ra. td: cái lồ bị Uề do đựng cá quá đầy
- Ửi Lửa = thiếu lửa. td: cưm Ửi lửa; cá kho bị Ửi Lửa
- Ương = mới chín tới. td: ổi Ương, thu đủ Ương, xoài Ương
- Ương = ương ngạnh, cãi bướng. td: thằng Ương như gì vậy
- Ương Ngược Xược Xạo = ương bướng
- Ủng = úng. td: rau bị Ủng; dưa bị Ủng
- Va = nó, đó (dùng ám chỉ đàn bà); td: nhà va, mẹ va
- Và Lua = ăn lè lẹ. td: chan canh vào rồi Và Lua đi
- Vành = quẹo. td: Vành xe lại
- Vành Vành = vòng vòng. td: đi Vành Vành
- Vào Ngữ = rồi chẳng ra [gì, sao] hết. td: bay rồi cũng Vào Ngữ cả
- Vá = à, hả (dùng để hỏi). td: vậy Vá (vậy à?) vậy Vá bẩy (vậy hả bay?)
- Vác = đem, đi. td: Vác cái mặt mày lại đây (nói trong lúc gắt gỏng); Vác cái mặt mo ra đường
- Vảnh = vểnh. td: Vảnh tai ra mà nghe cho rõ đây nài
- Vạng = phang, phạng. td: tao Vạng một Vạng bỏ mẹ mày bây giờ
- Vặt Vĩnh = vặt vãnh, nhỏ nhặt. td: ba cái chuyện Vặt Vĩnh đó để ý làm chi
- Vậy Chẻ = vậy đó
- Vẹt Sáp = nghề dọn ghe vét thuyền
- Vích = xới. td: Vích cho một vích cơm; Vích cơm ra
- Vô Hỉnh = chả ra cái ma gì. td: mày là đứa Vô Hỉnh
- Vơ = tha. td: Vơ cho lắm vào rồi lại rác nhà
- Vung = văng. td: coi chùng nó Vung ra ngoài kìa
- Vứt = vất, quẳng. td: Vứt nó đi
- Xách Mé = nói cạnh, nói móc xa gần, xỏ xiên. td: cứ giữ cái thói Xách Mé có bữa ăn đòn
- Xáng = tát. td: Xáng cho một bạt tai bây giờ
- Xăm = ruột lốp xe. td: Xăm xe đạp
- Xăm mình (Xâm mình) = liều mình. td: nó dám Xăm mình làm những công việc nguy hiểm
- Xển = lê lết bằng mông. td: em bé mới biểt Xển
- Xỉa = xiên, nĩa
- Xoạc = rách, thủng. td: rổ, rá bị Xoạc
- Xoèn Xoẹt = lẹ. td: ăn Xoèn Xoẹt, làm Xoèn Xoẹt
- Xơm Xởm = cắm đầu cắm cổ, cứ để nguyên vậy. td: chân cẳng dơ bẩn vậy mà cứ Xơm Xởm lên giường
- Xược = ngược, xược xạo, ngược ngạo. td: sao mày có cái tính Xược vậy.
- Xược Xạo = chướng ngược. td: sao mày Xược Xạo vậy hở thằng kia
II) Thành Ngữ - Châm Ngôn - Ngạn Ngữ
- Anh Đứt Gióng Gặp Chị Gẫy Đòn: rau nào sâu đấy
- Ăn No Bỡn Tuồng: no cơm rững mỡ
- Ăn Tốn Cơm Ỉa Rác Đồn: chẳng được cái tích sự gì, ăn hại
- Anh Năm Mưa Gặp Chị Bảy Nắng:
- Anh Đứng Nắng Gặp Chị Nửa Ngày: rau nào sâu đấy
- Bắt Mòi Bỏ Bếp: (câu thần chú mỗi lần có bé trai nào bị sưng da quy đầu, lấy đũa tui vùi tro ấm gắp đầu dái bỏ vào trong bếp, một lúc sẽ hết sưng )
- Bặt Thì Ăn Không Bặt Thì Thôi: tiện thì ăn không tiện thì thôi
- Cá Đối Bằng Đầu: anh em ngang hàng
- Cái Mớ Ma Ma Ấy: thứ chả ra gì
- Cái Nhìn Xa Là Cái Nhìn Khôn
- Chẳng Đâu Với Xoan: chẳng đâu ra đâu
- Chẳng Đi Đến Cái Thế Giới Nào: chẳng đi đến đâu, chẳng đâu vào đâu
- Chẳng Mỉu Nào Cặp Với Mỉu Nào: chẳng thành đôi, cọc cạch
- Chất Lửa Bên Kiềng: làm trơi hới
- Chết Đi Cho Nhỏ Mả: đồ ăn hại
- Chị Em Dâu Như Bầu Nước Đánh: chị em dâu ít hòa thuận
- Chó Má Gà Qué
- Chợ Nào Chẳng Có Chị: chỗ nào cũng có mặt
- Chước Như Chước TL
- Con Bà Vậy Mới Bấy Nhiêu Tiền: tiền nào của đấy
- Con Phi Dê Là Con Chó Xù, Đứng Bên Tao Làm Tao Mất Hồn (đồngdao)
- Chưa Thấy Người Đã Thấy Tiếng: ăn sóng nói gió, lúc nào cũng choàng choạc
- Có Đái Ra Vấy Mới Trây Ra Quần: không có lửa tại sao có khói
- Có Người Có Tiếng: kiểu góp gạo nấu cơm chung
- Cơm Hai Khoai Một: thuộc loại có đồng ra đồng vào
- Cuống Cà Cuống Niễng: vội vàng
- Cựa Càng Cựa Niễng: câu giờ, lâu la, làm gì mà lâu la
- Cựa Như Giòi: không lúc nào yên
- Cười Lươi Nước Đái = cười quá trời cười
- Dụng người tài, đãi kẻ thân cận
- Đắt Đâu Bâu Đấy
- Đầu Gối Quá Tai: thứ lười biếng
- Đầu To Khó Chui: chức to phải chịu thiệt
- ĐềnLiền Táo Tươi: đến ngay tức khắc
- Đít Một Đít Cứt: cái xà trước mắt, không thấy, lại thấy hạt cát trong mắt anh em
- Đom Đóm Tối Đầu Sáng Đít: Học hành thì dốt mà nhịch ngợm, nói tục thì giỏi
- Độc Xứ Thanh Hơn Lành Xứ Nghệ, Tệ Nhất Là Xứ Nam
- Được Thể Dễ Nói Phét: được lướt
* Gà Trống Gà Mái Gà Mái Ghẹ (đồng dao)
- Hò Voi Bắn Súng Sậy: miệng hùm gan sứa; đánh trống bỏ dùi
- Hởi Lòng Lởi Dạ: mát lòng mát dạ, được lòng
- Huýt Sáo Ráo Nồi: (nghĩa bóng: đú đỡn cho lắm chỉ có nước sạch ruột)
* Khi Sống Bà Ăn Cá Chai, Đến Khi Bà Chết Trăm Hai Lá Cờ (đồng dao)
* Khi Sống Bà Ăn Cá Thèn, Đến Khi Bà Chết Trống Kèn Đi Đưa (đồng dao)
- Lành Không Muốn, Muốn Mang Dành Thủng Trôn: liệu hồn đấy
- Lành Làm Thúng, Thủng Làm Mê
- Liên Thuyên Bách Nguyệt: liên tu bất tận
- Linh Hồn Gác Mang Tai: linh hồn lìa khỏi xác
- Lo Hàn Lo Nhiệt: cái gì cũng lo
- Lưng Như Chó Trèo Giàn: cái thứ lưng dài chỉ tốn vải
- Ma Trơi Rắn Mối: chẳng ra gì
- Mặt Làm Sao, Quản Bao Làm Vậy: mặt sao ngao vậy (nghĩa đen), nhìn mặt mà bắt hình dong
- Mặt Tai Tái Bú Dái Ông Già (đồng dao)
* Mỏ Xìa Xìa Lấy Cái Thìa Úp Lại, Mỏ Cong Cong Lấy Roi Song Đánh Mỏ (đồng dao)
- Nay Mày, Mai Tao: đồng lõa
- Nắng Này Mà Hoa Không Héo: sao mà tở tác vậy, điệu thế
- Nghèo Hay Khoe, Giàu Hay Che
- Người Gì Bảo Ăn Cứt Cũng Ăn: ám chỉ người ai bảo gì cũng tin
- Ngu Đần Bị Khinh Thông Minh Bị Ghét.
* Ngựa Phi Long Không Ai Dám Cưỡi, Đất Hà Nội Không Ai Dám Cày, Nhà Ăn Mày Không Ai Dám Ở (câu đố)
- Nhân Sao Vật Vậy: suy bụng ta ra bụng người
- Nhất Tắt Quáng, Nhì Rạng Đông: nói về nghề biển đánh cá lúc chạng vạng nhiều cá hơn lúc rạng đông
- Nhỏ Đầu Mà To Dái: nhỏ tuổi nhưng vai vế lớn
- Nói Như Lèn: nói như cái máy
- Nóng Nước Đỏ Gọng: thấy lợi đứng ngồi không yên
- Nồi Nào Trống Nởi: nồi nào úp vung đấy
- Nước Vầy Chỉ Có Bà Thới Lội (câu ví)
- Sóng To Gió Cả: hứng chịu những thử thách hiểm nghèo (gần như là trên đe dưới búa)
- Sờ Mập Phập Gầy: sờ béo đéo gầy
- Sợ Như Sợ Quỷ Sợ Thánh Giá: co rút người, sợ hãi
- Súng Bằng Da, Đạn Bằng Hơi, Nhằm Chân Bắn Mũi (câu đố)
- Tai Lành Tai Điếc: làm ngơ, giả điếc làm ngơ, làm thinh, làm lơ
- Tai Ngược Xược Xạo: làm những chuyện ngược ngạo
- Thỏng Nang Quen Xác: quen thói lười biếng
- Thui Ra Mới Biết Béo Gầy, Tra Rìu Vào Cội Mới Biết Cây Cứng Mềm
- Tiền Bạc Là Mồ Chôn Hạnh Phúc
- To Đầu Khó Chui: làm chức lớn ưa bị để ý
- To Xác Ác Mỏ: lớn xác mà còn chơi xược
- Tránh Được Bãi Nước Đãi Lại Giẫm Ngay Bãi Cứt Thúi
- Trao Gái Cho Bác Khác Nào Trao Ác Giữ Trứng: nói về chó dái Hồ chí Minh
- Trò Nào Trống Nỡ: nồi nào vung nấy
- Tư Cách Gì Và Đại Diện Cho Ai: chả là cái thá gì cả
- Uế Bá Về Húp Nước Ghẹ
- Vừa Bằng Cổ Tay Đâm Ngay Xuống Ruộng (câu đố)
* Vừa Bằng Đầu Ngón Tay, Thay Lãy Cục Máu, Đến Ngày Tháng Sáu, Con Cháu Đi Tìm (câu đố)
- Xôi Hỏng Bỏng Không: trật vuột hết, chả được cái nước mẹ gì
Subscribe to:
Posts (Atom)