Friday, October 28, 2016

Lược sử giáo xứ Thanh Hải, Phan Thiết


Những cuộc di dân …

Có thể nói, giáo xứ Thanh Hải đuợc hình thành gắn liền với những biến cố của lịch sử dân tộc.

Trận đói năm Ất Dậu (1945) : Hàng triệu người chết vì thiếu lương thực – Đây phải nói là một thảm họa của dân tộc dưới ách thống trị của Đế quốc Nhật vào những năm cuối của Đệ Nhị Thế Chiến – Hàng đoàn người di cư vào nam tìm vùng đất mầu mỡ hơn để kiếm sống, trong đó có khoảng sáu bảy chục gia đình người gốc Ba Làng và Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa. Sau nhiều ngày lang thang, làm thuê làm mướn cuối cùng họ cũng đã an cư tại vùng đất Phan Thiết Bình Thuận, nơi mà điều kiện khí hậu khá hiền hòa cũng như có vùng biển lắm tôm nhiều cá thuộc vào bậc nhất Việt Nam.

Cuộc kháng chiến 9 năm giành độc lập của dân tộc từ tay thực dân Pháp kết thúc bằng trận đánh Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết giữa phái đoàn của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa với chính quyền Pháp (20/ 7 /1954). Trong hiệp định này có điều khoản “ mọi người dân Việt Nam có quyền chọn lựa nơi sinh sống trong vòng 300 ngày, kể từ ngày Hiệp Định có hiệu lực”. Ba nước Aán Độ, Canada và Ba Lan được Uỷ Hội quốc Tế giao cho nhiệm vụ giám sát việc thực thi Hiệp định này. Sự kiện này cùng với những thông tin trước đây về một vùng đất phì nhiêu đã dẫn đến những làn sóng di dân của những đồng bào miền bắc vào miền nam lập nghiệp, trong đó có những gia đình gốc Ba Làng, Sầm Sơn (Thanh Hóa), Quảng Bình, Đông Xuyên( Kiến An, Hải Phòng) mà sau này trở nên một cộng đoàn giáo xứ Thanh Hải.




Xóm Đầm thập niên 50 Các Bà Mẹ Xóm Đầm

Quá trình Thành Lập :

A/ LẬP TRẠI ĐỊNH CƯ XÓM ĐẦM :

* Cuối năm 1954 Cha cố Phaolô Phạm Ngọc (1911 – 1972) cùng gần 100 gia đình chuyên sống nghề đánh cá - Những người dân này gồm một số là người gốc Sầm Sơn, Ba Làng ( Thanh Hóa), Quảng Bình - từ trại tạm cư Xuân trường (Sài Gòn), Ba Bèo (Long An) về Xóm Đầm Phan Thiết lập nghiệp. Dải đất ven biển này(1) trước đây là một vùng đất hoang vu chỉ toàn cồn cát và dứa dại , thỉnh thoảng đó đây những nấm mồ hoang xen lẫn những gốc keo cổ thụ nằm bên tỉnh lộ Phan Thiết – Mũi Né, cách trung tâm tỉnh lỵ Phan Thiết 3 km về hướng đông và cách xa Phú Hài 2km về huớng tây nam. Tại đây, Linh mục đã giúp đỡ giáo dân trong công tác mục vụ cũng như liên hệ với Ủy Ban Di Cư nhằm giúp đỡ cho bà con ổn định cuộc sống.

* Đầu năm 1955, Linh mục chính xứ tiên khởi Augustino Phạm Ngọc Oanh đưa giáo dân gốc Ba Làng Thanh Hóa từ các trại tạm cư: Xuân Trường (Thủ Đức); Bình Đông (Chợ Lớn); Ba bèo (Long An) về Xóm Đầm Phan Thiết định cư.Giai đoạn này, con số giáo dân đã lên đến trên 3000 người. Các linh mục gồm có: Lm Chính xứ Augustino Phạm Ngọc Oanh; Lm phó xứ Phaolô Phạm Ngọc

( tháng 6 năm 1955 Cha Phaolô Phạm Ngọc được thuyên chuyển về xứ Thanh Sơn, Gia Kiệm; Lm phó xứ Fx. Hoàng Kim Điền; Sau này còn có Lm Bùi Minh Huy (Còn gọi là cha Huỳnh ) (3); Lm Giuse Nguyễn Văn Trọng (Phụ trách nghành giới). Các thầy giúp xứ gồm có: Thầy Nguyễn Duy Vi (sau là Lm); thầy Nguyễn Sơn Lâm (sau là Lm rồi Giám mục), Thầy Nguyễn Văn Minh( sau là Lm); Thầy Nguyễn Hữu Đăng (sau là Lm); Thầy bốn Nguyễn Đức Nhân (sau là Lm).

* Đầu năm 1956 một số gia đình gốc Đông Xuyên (Kiến an, Hải Phòng) cũng kéo về Xóm Đầm Phan thiết sinh sống. Họ quần tụ hai bên dòng sông Cầu Ké.

Để giải quyết chỗ ở của đồng bào di cư, Lm Phạm Ngọc Oanh – người chịu trách nhiệm tổng quát - đã phải bôn ba ngược xuôi tìm nguồn viện trợ, mượn xe ủi để san phẳng cồn cát rồi quy hoạch phân lô chia cho bà con làm nhà ở. Các Cha, thầy đã không quản ngày đêm xúc tiến công việc để bà con giáo dân nhanh chóng ổn định chỗ ở.

B/ LẬP XÃ & GIÁO XỨ

Theo lời kể của cụ bốn Nhân ( Cha Nhân) lúc đầu khi thành lập trại định cư Xóm Đầm, mọi công việc liên quan đến hành chánh đều phụ thuộc xã Phú Hài rất bất tiện, do đó các vị tiên khởi đã làm việc với chính quyền nhằm tách trại định cư Xóm Đầm thành đơn vị hành chánh độc lập. Xã Thanh Hải (2) hình thành từ đó, cụ bốn Nhân làm xã trưởng lâm thời. Thanh Hải cũng trở thành tên của xứ đạo, nhà thờ và thuộc giáo phận Sài Gòn, sau thuộc giáo phận Nha Trang.




Rước Đức Mẹ thập niên 50 - 60

C/ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN

Năm 1956:

- Dựng nhà thờ bằng cây, lợp lá trên khu đất nhà bà cố Trình hiện nay.
- Dựng nhà xứ, trường học bằng cây, lợp lá.
- Có tu viện Mến Thánh Giá và bắt đầu hoạt động
- Lập trạm xá
- Lập chợ (trên khu đất mà ngày nay là Uûy Ban Nhân Phường)
- Cha xứ đề cử Ban Trị Sự giáo xứ khóa 1 gồm có các ông :

1. Pet. Trần Công Nhâm : Chánh trương
2. Jos . Nguyễn Văn Đạm : Phó trương
3. Jos . Trần Xuân Chiểu : Thủ quỹ
4. Jos . Trần Xuân Tổng : Chánh Tuần
5. Jos . Nguyễn Hữu Huỳnh : Phó Tuần

Năm 1957:
- Lập văn phòng ủy ban hành chánh xã Thanh Hải
- Ngày 05 tháng 01 năm 1957 Đức cha Simon Hòa Hiền về ban Bí Tích Thêm Sức đầu tiên cho con em trong giáo xứ
- Tháng 3 năm 1957: Xây dựng nhà thờ hình Thánh giá trên khu đất Thánh Đường hiện nay.
- Ngày 5 tháng 07 năm 1957: Thành lập Địa phận Nha Trang và cũng từ ngày này giáo xứ Thanh Hải được sát nhập vào địa phận Nha Trang.
- Xây hai dãy nhà trường mỗi dãy 5 phòng, tọa lạc trên hai khu đất nhà trường tiểu học Thanh Hải hiện nay.
- Tháng 9/1957 Cụ Bốn Nhân tạm biệt giáo xứ Thanh Hải tiếp tục học tại Đại Chủng Viện Xuân Bích.

Năm 1958:

- Tháng 4: cha Rôcô Đinh Tuấn Ngạn đi xứ mới Cha Rôcô Đinh Hữu Phương về đảm nhiệm chức vụ phó xứ.
- Tháng 6: sau khi thụ phong linh mục, cha Phêrô Nguyễn Hữu Đăng về dâng Thánh Lễ tạ ơn và cầu bình an cho giáo xứ
- Tháng 8: trường tiểu học tư thục Thanh Hải được phép mở trung học đệ nhất cấp ( ngày nay gọi là cấp 2)
- Thành lập hội Legio Mariae

Năm 1959 :

- Tháng 3: đề cử ban Trị Sự khóa 2 gồm các ông :

1. Jos .Nguyễn Công Uẩn : Chánh Trương
2. Jos . Nguyễn Văn Báu : Phó Trương
3. Jos . Nguyễn Văn Hiện : Thủ quỹ
4. Nguyễn Văn Đức : Chánh tuần
5. Fx . Trần Văn Hồi : Phó Tuần

- Tháng 8: tổ chức đổ đồng, mục đích để xây dựng giáo xứ
- Mùa hè năm 1959 Đức cha Piquet Lợi, giám mục địa phận Nha Trang truyền chức cho thầy Aug. Nguyễn Đức Nhân tại Thánh Đường giáo xứ Thanh Hải

Năm 1960 :

- Tháng 3: Xây thêm hai dãy trường học kiên cố lợp ngói
- Cha Rôcô Đinh Hữu Phương phát động phong trào cơ giới hoá ngư nghiệp

Năm 1961:

- Tháng 5: cha Fx. Hoàng Kim Điền nhận nhiệm sở mới ở Huy Khiêm
- Cũng trong tháng này, cha Jos. Trịnh Quang Cảnh về làm phó xứ

Năm 1962:

- Tổ chức hội Xuân Nhâm Dần, có Lực Sĩ Hà Châu về biễu diễn
- Tháng 3: Đề cử Ban trị Sự khóa 3 gồm các ông :

1. Jos . Nguyễn Công Uẩn : Chánh trương
2. Jos. Nguyễn Văn Hiện : Phó Trương
3. Jos . Nguyễn Tiến Dược : Thư Ký
4. Jos . Nguyễn Văn Đức : Chánh Tuần
5. Jos . Nguyễn Chính Lượng : Phó Tuần

- Tháng 6 : Sửa chữa nhà xứ

Năm 1963:

- Tháng 6; Cha Trịnh Quang Cảnh đi nhận nhiệm sở mới, Cha Gioan Vũ Anh Thuấn về làm phó xứ
- 12 tháng 6: Cha Pet. Nguyễn Quốc Bồng từ trần ở xứ Hòa Lương và được tổ chức Lễ An táng ở nhà Thờ Thanh Hải sau đó được chôn cất tại nghĩa trang giáo xứ

Năm 1965:

- Bầu Hội Đồng Giáo Xứ nhiệm kỳ 4 gồm các ông:

1. Nguyễn Văn Ty : Chánh Trương
2. Jos . Nguyễn Tiến Dược : Phó Trương (Sau là quyền Chánh Trương)
3. Nguyễn Văn Chế : Thư Ký
4. Antôn Nguyễn Văn Kim : Chánh Tuần
5. Pet. Nguyễn Tùng : Phó Tuần

- Ngày 05 tháng 12 : Lập xứ Long hoa ( 4)

Năm 1967:

- Cha Giuse Bùi Ngọc Báu và cha Giuse Nguyễn Quang Huy về làm phó xứ
- Đón Đức Cha Fx. Nguyễn Văn Thuận Giám mục Địa Phận Nha Trang về kinh lý giáo xứ Thanh Hải

Năm 1968:

- 20 tháng 7: cha Rôcô Đinh Hữu Phương nhận nhiệm sở mới (chính xứ Long hoa)
- Tháng 8: Bầu Hội Đồng Gíáo Xứ Nhiệm Kỳ 5 gồm các ông:

1. Jos. Ngô Đình Trọng :Chủ tịch
2. Jos. Nguyễn Văn Giống : Phó chủ tịch
3. Jos. Nguyễn Đình Nguyên : Thư ký
4. Jos. Nguyễn Văn Lộc : Thủ quỹ
5. Jos. Nguyễn Đức Hiệp : Thủ Quỹ
6. Jos. Vũ Văn Bật : Uỷ viên Xã Hội

Năm 1969:

- Tháng 2: xây phòng khách nhà xứ ( Sau khi xây nhà xứ mới năm 1993 phòng khách này đã đập đi)
- Tháng 3: Xây Hội quán, tu sửa Ký nhi viện
- Tháng 6: cha Jos Bùi Ngọc Báu và cha Jos Nguyễn Quang Huy đi nhận nhiệm sở mới, Cha Luận và cha Pet.Thành về nhận nhiệm sở ( phó xứ)


Cha Phương chiếu phim cho thiếu nhi Nhà Thờ Giáo Xứ Thanh Hải trước khi xây mới

Năm 1970:

- Tháng 2: xây 2 dãy nhà trường mới, mỗi dãy 9 phòng học như hiện nay


- Tháng 3: xây trường mẫu giáo gồm 4 lớp
- Tháng 6: Cha Ant. Vũ Ngọc Đăng về làm phó xứ

Năm 1971:

- Tháng 1: Tu hội Tận Hiến đến phục vụ trong giáo xứ trong việc dạy học cho con em trong xứ
- Tháng 4: Cha Antôn Vũ Ngọc Đăng đi nhận nhiệm sở mới
- Tháng 6: Lập qui ước giáo dân xứ Thanh Hải và được Đức Giám mục Fx. Nguyễn Văn Thuận châu phê ngày 29 tháng 8 năm 1971

- Cha chính xứ Aug. Phạm Ngọc Oanh đi nhận nhiệm sở mới ngày 31 tháng 8 tại giáo xứ Thánh Mẫu Phan Thiết.
- Tháng 8; cha Jos. Nguyễn Quang Huy về nhận Chánh xứ Thanh Hải
- Bầu Hội Đồng giáo xứ khóa 6 gồm có các ông :

1. Pet. Ngô Đình Khâm : Chủ tịch
2. Jos. Nguyễn Đình Nguyên : Đệ I phó chủ tịch
3. Dom. Đỗ Anh Miêng : Đệ II phó chủ tịch
4. Lagiaro Nguyễn Đức Liên : Đệ II phó chủ tịch
5. Jos. Nguyễn văn Thu : Thư ký I
6. Jos. Trần Hoạt : Thư ký II
7. Jos. Nguyễn Văn Nam : Thủ Quỹ
8. Jos. Lê Như Đắc : Uỷ Viên Kiến Thiết
9. Pet. Lê Vinh Sơn : Uỷ Viên Xã Hội
10. Anrê. Đỗ Liên Thanh : Uỷ Viên Xã Hội
11. Anrê. Nguyễn Văn Ơn : Uỷ Viên Truyền Giáo
12. Jos. Trần Thanh Linh : Uỷ Viên Truyền Giáo
13. Pet. Nguyễn Công Hành : Uỷ Viên Truyền Giáo
14. Jos. Nguyễn Văn Hợp :Uỷ Viên Truyền Giáo

- Tháng 10: Đổ bê tông công trường Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.

Năm 1972 :

- Tháng 7: Lưới điện quốc gia được kéo về Thanh Hải
- Tháng 12: Đặt tượng Đức Mẹ Hồn xác Lên Trời tại công trường

Đặt tượng Đức Mẹ Hồn xác Lên Trời tại công trường

Năm 1973:

- Tháng 5: cha Pet. Trần Hữu Thành đi nhận nhiệm sở mới; Cha Pet. Trần Văn Tiên về làm phó xứ phụ trách nhà trường.
- Trường Trung học Tư Thục Thanh Hải được mở Đệ Nhị cấp (Ngày nay gọi là cấp 3)

Năm 1974:

- Cha Giuse Nguyễn Văn Chữ sau khi thụ phong Linh mục tại Nha Trang, về dâng Thánh Lễ Tạ ơn và cầu bình an cho giáo xứ
- 28 tháng 7: Thầy JB. Trần Văn Thuyết và Pet. Lê Tứ về giúp xứ
- Anh em tu hội Tận Hiến về lại nhà chính
- 20 tháng 12; sau khi thụ phong linh mục tại Giáo Hoàng Học Viện ( Đà Lạt), Tân Linh mục Pet. Nguyễn Văn Tiến về làm lễ Tạ Ơn và cầu bình an cho giáo xứ

Năm 1975:

- 25 tháng 3: Cha chính xứ Giuse Nguyễn Quang Huy đi nhận nhiệm sở mới tại xứ Thanh Hải Nha Trang.
- Cha Rôcô Vũ Đình Hoạt về làm chính xứ
- Tháng 4: vì chiến cuộc, giáo dân Thanh Hải vào Vũng Tầu để tránh bom đạn. Cũng thời gian này thầy Phêrô Trần Văn Huyên người con của giáo xứ Thanh Hải được thụ phong Linh mục. Cũng vào thời điểm này, cha Phêrô Nguyễn Viết Hiền về giáo xứ Thanh Hải, ngài giúp đỡ số giáo dân còn lại về phần thiêng liêng .- 30 tháng 4: Giải phóng Miền Nam, giáo dân một số tản mác khắp nơi, một số đi nước ngoài, số giáo dân còn lại trở về xây dựng giáo xứ. Thời gian này, Linh mục Antôn Vũ Ngọc Đăng về với giáo dân và sau đó Đức Giám Mucï Nicolas Huỳnh Văn Nghi giám Mục giáo phận bổ nhiệm làm chánh xứ Thanh Hải
- Tháng 5: Linh mục Anphonso Nguyễn Công Vinh về nhận phó xứ
- Tháng : Lễ truyền chức cho Thầy JB. Hoàng văn Khanh tại Thánh Đường giáo xứ.
- Theo yêu cầu của chính quyền, trường Trung Tiểu học Công Giáo Thanh Hải được Linh mục Antôn Vũ Ngọc Đăng chuyển giao cho nhà nước quản lý.

Năm 1979:
- Tháng 12: Bầu Hội Đồng giáo xứ khóa 7 gồm có các ông :

1. Ant. Lê Công Mão :Chủ tịch
2. Dom. Đỗ Anh Miêng :Đệ I phó chủ tịch
3. Lazarô Nguyễn Đức Liên :Đệ II phó chủ tịch
4. Jos. Nguyễn Văn Hợp : Thư ký
5. Jos. Nguyễn Đình Nguyên : Thủ quỹ
6. Pet. Nguyễn Đợi : Ủy viên Phụng vụ
7. Anrê Đỗ Liên Thanh : Ủy Viên Xã Hội

Năm 1980:

- Ngày 11 tháng 2: linh mục Antôn Vũ Ngọc Đăng bị bắt theo lệnh bắt số 21/LB ký ngày 11/2/1980. Cùng ngày Thánh Đường Giáo xứ Thanh Hải bị đóng cửa theo quyết định số 21/QĐ ký ngày 11 tháng 2 năm 1980 của Uûy Ban Nhân Dân Thị Xã Phan Thiết. Kể từ thời gian này, giáo dân Thanh Hải phải đi lễ ở nhà thờ Vinh Thủy và những nhà thờ phụ cận cho đến ngày nhà thờ được mở cửa trở lại.
- Từ ngày 11 tháng 2 năm 1980 Linh mục Alp. Nguyễn Công Vinh làm quyền chính xứ.

Năm 1981 – 1988:

- Ngày 7 tháng 2 năm 1988: Thánh Đường giáo xứ Thanh Hải được chính quyền cho phép mở cửa trở lại.
- Ngày 10 tháng 2 năm 1988: linh mục Alp. Nguyễn Công Vinh đi nhận nhiệm sở mới tại Giáo xứ Vinh Lưu - Hàm Thuận Nam
- Ngày 11 tháng 2 năm 1988: Linh mục JB. Vũ Đình Hiên về nhận chức chính xứ. Trong thời gian Thánh Đường bị đóng cửa lâu ngày không được bảo dưỡng nên hư hại nhiều, cần phải sửa chữa. Thế nên Ngay khi nhà thờ được mở cửa , giáo dân phấn khởi nhộn nhịp kéo về Thánh Đường tu sửa cấp thời để có nơi thờ phượng Chúa.
- Tháng 5 năm 1988: Tu sửa tượng đài Đức Mẹ nơi công trường.
- Ngày 26 tháng 6 năm 1988: Bầu Hội Đồng giáo xứ khóa 8 gồm có các ông sau đây :

1. Jos. Nguyễn Hữu Chữ : Chủ tịch
2. Pet. Trần Minh Trí : Phó chủ tịch
3. Fx. Nguyễn Hữu Vân : Thư ký
4. Jos. Nguyễn Văn Nhung : Thủ quỹ
5. Jos. Trần Thanh Linh : UV Phụng Vụ (Sau là quyền chủ tịch)
6. Pet. Nguễn Văn Nghĩa : UV Kiến thiết
7. Pet. Nguyễn Văn Thuận : Phó chủ tịch (bổ sung năm 1990; sau là quyền chủ tịch)
8. Jos. Nguyễn Văn Thủ : Thủ quỹ - VHXH (bổ sung năm 1990)

Đức Giám Mục giáo phận làm phép ghe tại bến sông cầu ké

- Ngày 29 tháng 6 năm 1988 Lễ kính thánh Phêrô - Phaolô. Nhân dịp này được sự đồng ý của chính quyền, Đức Giám Mục giáo phận và Cha Chính Xứ đã đến làm phép ghe tại bến sông Cầu Ké, tiếp tục lại truyền thống làm phép ghe hàng năm.
- Ngày 25 tháng 12 năm 1988 : sau 8 năm gián đoạn, nay Thánh Lễ Giáng Sinh lại được tổ chức trọng thể ngoài trời ngay tại công trường Đức Mẹ.

Năm 1989 :

- Ngày 17 tháng 6: Đức Cha Phêrô Phạm Tần giám mục giáo phận Thanh Hóa về thăm giáo xứ.

Năm 1990 :

- Ngày 10 tháng 5 giáo xứ tổ chức lễ Giỗ 100 ngày cho Đức Cha Phêrô Phạm Tần
- Ngày 3 tháng 6 : Đại hội giáo dân bàn về việc xây dựng lại Thánh Đường Thanh Hải.

Năm 1991:

- Ngày 28 tháng 7: truyền chức phó tế cho thầy JB. Trần Văn Thuyết tại Thánh Đường Giáo xứ Thanh Hải
- Ngày 15 tháng 8: Thầy JB. Trần Văn Thuyết sau nhiều năm phục vụ giáo xứ, nay được thụ phong chức Linh mục do Đức Giám Mục Giáo phận Phan Thiết cử hành.
- Ngày 16 tháng 8, Tân linh mục JB, Trần Văn Thuyết dâng Lễ Mở Tay tại Thánh Đường.
- Ngày 29 tháng 9: Cha phó xứ Pet. Nguyễn Văn Tiến đi nhận chính xứ tại giáo xứ Thuận Nghĩa, Hàm Thuận nam.
- Ngày 5 tháng 10 Linh mục JB. Trần Văn Thuyết được bổ nhiệm phó xứ Thanh Hải và đặc trách họ đạo Phú Hài.
- Ngày 10 tháng 1: giáo xứ lập thêm 1 họ đạo mới: gíao họ Thanh Tân, kể từ nay giáo xứ Thanh Hải có 8 giáo họ.

Năm 1992 :

- Ngày 10 tháng 4: cha chính xứ JB. Vũ Đình Hiên đi nhận nhiệm sở mới tại giáo xứ Đông Hải, Hưng Long , PhanThiết

Nhà thờ tạm


Tháo dỡ nhà thờ

- Ngày 10 tháng 4; Cha JB. Trần Văn Thuyết nhận quyền chính xứ Thanh Hải
- Ngày 9 tháng 8: Chúa Nhật, Thánh Lễ tạ ơn sau cùng được tổ chức tại ngôi Thánh Đường cũ để sau đó được dỡ bỏ và xây mới. Thánh Lễ do ĐGM giáo phận cử hành.
- 10 tháng 8: Bắt đầu tháo dỡ
- !5 tháng 8; Lễ Đức Maria Lên Trời, bổn mạng giáo xứ và cũng là ngày khai móng cho ngôi thánh đường mới dưới cơn mưa tầm tã.
- Ngày 8 tháng 9: Lễ Sinh Nhật Đức Maria , cũng là Thánh lễ đặt viên
- đá đầu tiên cho ngôi Thánh Đường mới Thánh Lễ do Đức Cha Nicolas Giám Mục giáo phận cử hành.
- Ngày 30 tháng 12; Thầy Giuse Nguyễn Chí Linh, người con của giáo xứ được thụ phong Linh mục tại nhà thờ Phan Rang , Ninh Thuận.

Năm 1993 :

- Ngày 2 tháng 1: Tân Linh Mục giuse Nguyễn Chí Linh về dâng Lễ Tạ Ơn cầu bình an cho giáo xứ.
- Tháng 5: Cha Giuse Nguyễn Văn Hóa, người con của giáo xứ đang sống tại Hoa kỳ về thăm quê nhà và làm Lễ Tạ Ơn và cầu bình an cho giáo xứ.
- Tháng 6: Lm. Michael Nguyễn Hoàng Nam về Việt Nam thăm quê hương dâng thánh Lễ Tạ ơn và cầu bằng an cho giáo xứ sau khi được thụ phong linh mục ngày 29/5/1993
- Ngày 15 tháng 8: Nhân ngày lễ Bổn Mạng giáo xứ, Đức Cha giáo phận về dâng Thánh Lễ, làm phép 2 quả chuông do ngài tặng cho giáo xứ Thanh Hải.
- Ngày 9 tháng 12: Lễ Khánh Thành và Cung Hiến ngôi Thánh Đường và Đài Đức Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời của giáo xứ Thanh Hải. Thánh Lễ do Đức cha Nicôlas Huỳnh Văn Nghi giám Mục giáo phận Phan Thiết và Đức cha Batôlômêô Nguyễn Sơn Lâm giám Mục giáo phận Đà Lạt đồng chủ tế.

Năm 1994 :
- Ngày 5 tháng 1: Ông Trần Thanh Linh, quyền chủ tịch HĐGX qua đời
- Ngày 17 tháng 3: Thầy Antôn Lê Minh Tuấn người con của giáo xứ được Thụ phong Linh Mục tại nhà thờ Chính Tòa Phan Thiết ..  Tân Linh mục dâng lễ Tạ ơn và cầu bằng an cho giáo xứ.
- Ngày 24 tháng 4: Tổ chức bầu HĐGX và BHG các giáo họ khóa 9 nhiệm kỳ 1994 – 1999 gồm các ông :

1. Jos. Nguyễn Văn Thọ : Chủ tịch
2. Jos. Nguễn Văn Thủ : Đệ I phó chủ tịch
3. Pet. Phạm Quang Phán : Đệ II phó chhủ tịch
4. Jos. Nguyễn Văn Hóa : Thư Ký
5. Gioan Trần Văn Hạ : Thủ Quỹ
6. JB. Trần Quang Định : Ủy Viên Khánh Tiết
7. Pet. Nguyễn Văn Nghĩa : Ủy Viên Phụng Vụ
8. Jos. Lê Thắng Cảnh : Ủy Viên Văn Hóa Xã Hội

- Ngày 13 tháng 5 : nhà thờ họ Đông Xuyên được sinh họat tôn giáo trở lại.
- Ngày 15 tháng 6 : Đức Cha Batôlômêô Nguyễn Sơn Lâm và Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn về thăm và dâng lễ cầu bằng an cho giáo xứ.
- Ngày 31 tháng 7 : Lễ ra mắt giới Các Bà Mẹ Công Giáo giáo xứ.
- Ngày 17 tháng 10 : Thầy Giuse Nguyễn Ngọc Bảo từ trần và được an táng tại đất thánh giáo xứ.
- Ngày 21 tháng 11 : Lễ Đức Mẹ Dâng Mình , là ngày khai móng ngôi nhà xứ mới. Cũng thời gian này xây dựng cổng Nghĩa trang, làm cổng sắt chính và 4 cổng phụ, xây tường bao quanh Đài Đức Mẹ.

Năm 1995 :
- Tổ chức hội Xuân Ất Hợi , nhân kỷ niệm 40 năm thành lập giáo xứ Thanh Hải - Phan Thiết. Vào ngày mồng 2 Tết, Đức Giám Mục giáo phận về dâng Thánh Lễ và Khai mạc Hội Xuân Ất Hợi gồm có các hoạt động thể thao, hội chợ..
- Tháng 3: Lễ an táng cha già cố Giuse Trần Chính Cư tại Đất Thánh Thanh Hải theo di chúc của ngài.
- Ngày 22 tháng 8: tổ chức Lễ Mừng Kỷ Niệm 40 năm thành lập giáo xứ Thanh Hải Phan Thiết và khánh thánh nhà xứ mới, Thánh Lễ do Đức Giám Mục Phan Thiết chủ sự và có rất đông các linh mục trong và ngài giáo phận cùng đồng tế.

Năm 1996 :

- Ngày 8/2 Thầy Lê Như Sắc được lãnh nhận chức Linh mục tại nhà thờ Xuân Lộc. Sau đó 2 ngày Tân Linh mục về dâng Lễ Tạ Ơn và cầu bình an cho giáo xứ.
- Tháng 3: tổ chức quyên góp giúp giáo họ Đông Xuyên làm lại nhà nguyện.
- ngày 04 tháng 5 thành lập Ca Đoàn Monica ( nay là Ca Đoàn Thánh Gia)
- Bầu ban Đại diện giới Gia Trưởng xứ.
- Ngày 15 tháng 8: Đưa hài cốt cha chính Aug. Phạm Ngọc Oanh về chôn cất tại Đài Đức Mẹ.

Năm 1997 :

- Ngày 10 tháng 4: Lập hội Khuyến Học giáo xứ đồng thời bầu ban khuyến học giáo xứ

Năm 1998 :

- Ngày 27 tháng 8: Thày Fx. Nguyễn Quang Minh người con của giáo xứ được thụ phong Linh mục tại nhà thờ Chính Tòa, ngày hôm sau ( 28/8) Tân chức về dâng Thánh Lễ Tạ Ơn và cầu bằng an cho giáo xứ.
- Ngày 27 tháng 9: Cha AnTôn Nguyễn Kiến Tú về làm phó xứ.
- Tháng 11 Bầu lại 8 ban Điều Hành giáo họ.

Năm 1999 :

- Ngày 03 tháng 6: Ông Nguyễn Văn Thủ , Đệ I phó chủ tịch HĐMV giáo xứ từ trần
- Ngày 20 tháng 10: Sau 25 năm phục vụ giáo xứ ( trong đó có 8 năm trong vai trò Linh mục) cha JB. Trần Văn Thuyết từ giã giáo xứ đi nhận nhiệm sở mới: Giáo xứ Hiệp An Hàm Tân.

HĐMV khóa 10 và cựu viên chức

- Ngày 21 tháng 10 : Cha Phanxico Assisi Nguyễn Đức Quang về nhận chức chính xứ.

Năm 2000 :

- Ngày 30 tháng 1: Bầu Ban Thường Vụ Hội Đồng Mục Vụ khóa 10 nhiệm kỳ 2000 – 2004 gồm có các ông :

1. Gioan Trần Văn Hạ : Chủ tịch
2. JB. Trần Quang Định : Phó Nội Vụ
3. Phêrô Nguyễn Văn Nở : Phó Ngoai Vụ
4. Giuse Phạm Ngọc Oánh : Thư ký
5. Giuse Nguyễn Văn Học : Thủ quỹ
6. Giuse Nguyễn Văn Tài : Ủy Viên Văn Hóa Xã Hội
7. Rôcô Nguyễn Văn Thành : Ủy Viên Khánh Tiết
8. Phaolô Nguyễn Văn Quang : Ủy Viên Phụng Vụ
9. Phêrô Nguyễn Văn Thôi : Ủy Viên Truyền Giáo

- Ngày 14 tháng1 5: Đức Giám Mục Giáo Phận về làm lễ Tuyên Thệ cho tân ban HĐMV
- Ngày 17 tháng 12: Liên hoan Thánh Nhạc giáo phận tại nhà thờ Thanh Hải

Năm 2001 :

- Ngày12 tháng 1: Cha Cố Rôcô Đinh Hữu Phương qua đời. Thánh Lễ An Táng vào ngày 15 tháng 1; HĐMV giáo xứ đã cử phái đoàn vào Biên Hòa để dự Lễ tang
- Tháng 2: tiến hành sửa chữa, đặt tượng Đức Mẹ Lên Trời mới tại tiền sảnh nhà thờ.


Đám Tang Cha Cố Phương trong Biên Hòa


đặt tượng Đức Mẹ Lên Trời mới tại tiền sảnh nhà thờ 

Đám Tang Cha cố Điền

- Ngày 22 tháng 5: HĐMV cử đại diện đi Bạch Lâm ( Gia kiệm) dự Lễ An Táng cha cố Huỳnh ( LM Bùi Minh Huy).
- Ngày 4 tháng 6 : nhờ sự giúp đỡ của một số ân nhân , giáo xứ lắp đặt hệ thống âm thanh mới, trị giá 7200 USD.

- Tháng 12: Xây dựng 14 chặng đàng Thánh Giá ngoài trời chung quanh nhà thờ.


Đức Giám Mục làm Phép 14 đường Thánh Giá

Năm 2002 :

- Ngày 02 tháng 1: Đức Giám Mục giáo phận về ban Bí tích Thêm sức cho 117 em Thiếu nhi, đồng thời làm phép chặng đàng Thánh Giá.
- Ngày 9 tháng 2: Thày Phêrô Nguyễn Văn Hùng người con của giáo xứ đuợc thụ phong linh mục tại Hoa kỳ, sau đó Tân Linh mục về dâng lễ Tạ Ơn và cầu bằng an cho giáo xứ
- Ngày 14 tháng 2: Cha cố Fx. Hoàng Kim Điền qua đời
- Ngày 18 tháng 2 Lễ An Táng cha Điền diễn ra tại nhà thờ Chính Tòa Phan Thiết , sau đó đưa linh cữu về chôn cất tại Nghĩa Trang Thanh Hải theo di ước của cha cố.
- Ngày 2 tháng 5: Cha xứ Fr. Nguyễn Đức Quang cùng đại diện HĐMV giáo xứ ra dự Lễ Kỷ Niệm 70 năm thành lập giáo phận Thanh Hóa.
- Ngày 03 tháng 9: Cha Fx. Nguyễn Đức Quang từ giã giáo xứ về nhận nhiệm sở mới : quản xứ nhà thờ Thánh Linh ( Bồ câu Trắng )

Năm 2003 :

- Ngày 02 tháng 1: cha Giuse Trần Đức Dậu về nhận Chính xứ Thanh Hải.
- Ngày 8 tháng 1: Cha phó Ant. Nguyễn Kiến Tú rời giáo xứ về nhận nhiệm sở tại xứ Long Hương ( Tuy Phong)
- Tháng 3 : 8 giáo họ bầu Ban Điều Hành giáo họ nhiệm kỳ: 2003 – 2007.
- Ngày 10 tháng 6: Đức cha Batôlômêô Nguyễn Sơn Lâm qua đời, giáo xứ cử đoàn đại diện ra Thanh Hóa để dự lễ tang Cố Giám Mục Batôlômêô.
- Ngày 09 tháng 12 : Kỷ niệm 10 năm cung hiến Thánh Đường giáo xứ Thanh Hải.

Năm 2004 :
- Ngày 28 tháng 3: Bầu nhân sự vào Ban thường vụ HĐMV giáo xứ khóa 11 nhiệm kỳ 2004 – 2008 sau đó 3 ngày (1/4 ) bầu chức danh , gồm có các ông :

1. Giuse Phạm Ngọc Oánh : Chủ tịch
2. JB. Trần Quang Định : Phó Nội Vụ
3. Phêrô Nguyễn Văn Thôi : Phó Ngọai Vụ
4. Aug. Nguyễn Thanh Tiến : Thư ký
5. Giuse Nguyễn Công Thành : Thủ quỹ

- Ngày 4 tháng 8 Linh mục Giuse Nguyễn Chí Linh, người con của giáo xứ Thanh Hải được Tòa Thánh ra tông sắc phong chức Giám Mục coi sóc giáo phận Thanh Hóa. Giáo xứ Thanh Hải đã tổ chức phái đoàn trên 100 người ra Thanh Hóa để dự lễ Tấn Phong, đồng thời về thăm lại Ba Làng Thanh Hóa.

- Ngày 22 tháng 8: Tân Giám Mục giáo phận Thanh Hóa về dâng lễ Tạ Ơn và Cầu Bằng An cho giáo xứ , sau Thánh Lễ có tiệc mừng toàn giáo xứ.

Năm 2005 :

- Tháng 4 : Kỷ niệm 30 năm Thánh Lập giáo phận Phan Thiết.
- Ngày 3 tháng 4: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời, để lại niềm thuơng tiếc cho toàn giáo hội cũng như cả thế giới. Giáo xứ đã tổ chức 3 đêm cầu nguyện và thánh lễ cầu cho Đức Thánh Cha
- Ngày 1 tháng 5: Mừng Sinh nhật Đức cha Nicôlas Huỳnh Văn Nghi, Sau Thánh lễ này Đức Cha Nicolas chính thức nghỉ hưu và Đức cha phó Phao Lô Nguyễn Thanh Hoan nhận chức Giám Mục giáo phận Phan Thiết.
- Ngày 7 tháng 6 Lm. Giuse Nguyễn Ngọc Duy gốc giáo xứ được Thụ phong Linh Mục tại Canada về dâng Thánh Lễ Tạ ơn tại giáo xứ
- Ngày 4 tháng 6: thầy Giuse Nguyễn Quân, gốc giáo xứ Thanh Hải được thụ Phong Linh mục tại giáo phận Los Angeles Hoa kỳ sau đó ngày 19 tháng 6 về thăm quê hương , dâng Thánh Lễ Tạ Ơn và Cầu Bình An cho giáo xứ.
- Ngày Tháng 6 , sau khi có giấy phép của chính quyền tỉnh Bình Thuận giáo xứ tiến hành sửa chữa và lên dảy lầu làm phòng học giáo lý cho con em trong giáo xứ. Công việc sẽ đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, đang cần sự hỗ trợ từ sự đóng góp của bà con giáo dân trong giáo xứ cùng những người có lòng hảo tâm từ khắp nơi trong nước cũng như Kiều bào ở Hải Ngoại.
- Tháng 8: giáo xứ long trọng tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập giáo xứ Thanh Hải Phan Thiết. Lễ kỷ niệm vào chính ngày Lễ Bổn Mạng giáo xứ ( Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời 15 /8) . Sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa chào mừng cũng như tổ chức tiệc khoản đãi toàn giáo xứ.

Năm 2006 :

Bầu khóa 12:

1. Giuse Phạm Ngọc Oánh : Chủ tịch
2. Gioan Nguyễn Công Bút : Phó Nội Vụ
3. Giuse Nguyễn Văn Tài : Phó Ngoại Vụ
4. Maria Nguyễn Thị Tin : Thủ Quỹ
5. Anre Nguyễn Thảo Hiền : Thư Ký
6. Phero Nguyễn Văn Thôi : Ủy Viên
7. Giuse Nguyễn Thành Nam : Ủy Viên
8. Giuse Nguyễn Minh Luân : Ủy Viên

Khóa 13

1. Giuse Nguyễn Thành Nam : Chủ tịch
2. Phêrô Nguyễn Văn Nên : Phó Nội Vụ
3. Anton Nguyễn Hoàng Thượng : Phó ngoại vụ
4. Roco Nguyễn Văn Thành : Thủ quỹ
5. Anre Nguyễn Thảo Hiền : Thư Ký
6. Phero Nguyễn Văn Thôi : Ủy Viên

Khóa 14

Năm 2013:

-Ngày 09 tháng 12 Kỷ niệm 20 năm xây dưng ngôi Thánh Đường

Sau nửa thế kỷ thành lập, giáo xứ Thanh Hải đã trở nên một giáo xứ lớn hàng đầu của giáo phận Phan Thiết . Dẫu sự kiện 1975, một số khá đông đã đi định cư tại nước ngoài hay sống tại các vùng kinh tế mới nhưng con số giáo dân hiện nay đã lên đến 6650 người. Ngày nay do tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh khiến cho cơ cấu dân cư có nhiều thay đổi: nhiều người lương dân về sinh sống, dự kiến tương lai sẽ có khoảng 10.000 dân về định cư tại phường Thanh Hải. Một áp lực dân số rất lớn nhưng cũng là một mảnh đất truyền giáo đầy tiềm năng – Ước mong tinh thần người Công giáo Thanh Hải sẽ là tấm gương soi chiếu để ngày càng có nhiều tín hữu của Chúa trong một cộng đồng đa văn hóa. Thanh Hải sẽ trở nên như một điểm son của một thành phố Phan Thiết đang chuyển mình ngày càng giàu đẹp.

Xin tạ ơn Thiên Chúa, Xin tạ ơn Đức Trinh Nữ Maria Hồn Xác Lên Trời – Bổn Mạng giáo xứ – đã gìn giữ chở che, xin bày tỏ lòng tri ân những bậc tiền nhân đã có công xây dựng và vun đắp, xin cảm ơn những ân nhân đã đóng góp công sức tiền bạc để xây dựng nên cơ sở vật chất giáo xứ cũng như các họat động mang tính xã hội , nhân đạo bác ái và xin cảm ơn những nỗ lực cộng tác dẫu âm thầm nhỏ bé của từng giáo dân trong cộng đoàn để góp phần xây dựng Giáo Xứ Thanh Hải thân yêu.

HĐMV giáo xứ

Chú thích:

- (1) Xóm Đầm : Tên của vùng đất ven biển do có nhiều đầm nước. Ngày xưa có 3 đầm lớn tại khu vực này, một đầm nước mặn phíc đông gần cửa lạch, hai đầm còn lại một ở giũa( làng Bồ), một ở phía tây là đầm nước ngọt. Ngày nay các đầm đã bị lấp hết , dấu tích còn lại là đầm ở giũa chỉ còn như một cái ao.

- (2) Thanh là chữ đầu của Thanh Hóa cũng có thể hiểu là xanh trong. Hải lấy chữ sau của Phú Hải do vùng đất chúng ta đang ở một phần là do xã Phú Hải nhượng lại, cũng có thể hiểu là biển. Vậy ngòai ý nghĩa về mặt lịch sử , Thanh Hải cũng có thể hiểu là một ngôi làng ven biển xanh.

- (3) Linh mục Bùi Minh Huy ( cha Huỳnh ) trước là cha phó giáo xứ Ba làng Thanh Hóa từ 1953 – 1954 sau cũng vào Xóm Đầm . Ngày 20 tháng 7 năm 1955 cha Huỳnh dẫn khỏang 1000 giáo dân ra Đồng Đế Nha Trang lập nên giáo xứ Ba Làng Đồng Đế ngày nay.

- (4) Xứ Long Hoa do cha Phêrô Phạm Dương Thái lập trước ở Hồng Sơn ( Bắc Phan Thiết) khoảng gần trăm gia đình gốc Quảng Ngãi – Bình Định Vào năm 1969 di dân vào Phan thiết . Họ quần cư ở khu vực giữa giáo họ Sung Mãn và An Bình .Lúc này cha cố Rôcô Đinh Hữu Phương coi sóc. Sau sự kiện 1975 cha Phương vào Đồng Nai, họ cũng đi theo và tản mác khắp nơi. Ngôi nhà thờ Long Hoa nhà nước quản lý và hiện là chỗ giữ trẻ. Xưởng mộc ngày xưa do cha Phương lập ra hiện nay là khu tập thể cho công nhân.


No comments:

Post a Comment